Tác động do việc khai thác than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác than của mỏ vàng danh đến chất lượng môi trường nước mặt sông vàng danh, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56)

5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

3.3.1. Tác động do việc khai thác than

Việc khai thác tại mỏ khu Cánh Gà chủ yếu là khai thác hầm lò, đối với việc khai thác hầm lò thƣờng chiếm một diện tích đất nhỏ để làm khai trƣờng và bãi thải đất đá. Mặt khác đất đá trong phạm vi khai trƣờng trong giai đoạn vận hành thƣờng ít bị xáo trộn và bề mặt địa hình phía trên hầu nhƣ không bị biến dạng (trừ khu vực các cửa lò và bãi thải). Tuy nhiên trong quá trình khai thác sẽ phải thƣờng xuyên thực hiện công tác tháo khô mỏ nên sẽ có tác động đáng kể tới chất lƣợng nƣớc mặt do lƣợng nƣớc cần tháo khô thu đƣợc có chứa nhiều chất thải độc hại và cặn lơ lửng. Các tác động chính đến môi trƣờng nƣớc là:

- Nƣớc từ khai trƣờng chảy ra có độ đục lớn và có chứa các chất độc hại.

- Nƣớc mƣa thấm qua các bãi thải hoà tan các thành phần khoáng chất có trong đất và tăng độ đục gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

- Trong quá trình khai thác làm biến đổi dòng chảy mặt do các dòng suối bị nắn dòng đi ra ngoài khu vực khai trƣờng hạn chế nƣớc chảy vào mỏ.

Hoạt động khai thác ở khai trƣờng không phải sử dụng nƣớc công nghiệp, mà chỉ sử dụng một lƣợng nhỏ cho sinh hoạt. Tuy nhiên do khai trƣờng thƣờng nằm trên các sƣờn đồi, núi nên ngoài nƣớc mƣa thƣờng xuyên còn có nƣớc ngầm chảy vào khai trƣờng sau đó thoát ra khỏi khu vực khai trƣờng dƣới hình thức chảy tự nhiên hoặc nhân tạo, nƣớc thƣờng có độ đục lớn và có chứa một số chất độc hại, có lẫn dầu mỡ và các hợp chất độc hại có trong than. Theo kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực cho thấy ảnh hƣởng của nƣớc thải này lên nguồn nƣớc mặt làm ô nhiễm nguồn nƣớc mặt.

Do các suối của khu vực đổ vào sông Vàng Danh, tại phía hạ lƣu của sông, nƣớc đƣợc đập Lán Tháp ngăn lại và đƣa về nhà máy nƣớc Lán Tháp để sử dụng làm nƣớc sinh hoạt cho thị xã Uông Bí. Do đó việc sử lý nƣớc thải mỏ của dự án này là cần thiết.

Nƣớc thải trong khai than hầm lò của mỏ Vàng Danh tự chảy qua rãnh bố trí dọc chân đƣờng lò để về hầm bơm. Tại hầm bơm nƣớc thải đƣợc lắng sơ bộ, sau đó đƣợc bơm lên cửa lò, tự chảy về bể điều lƣợng (bể điều lƣợng có tác dụng lắng cặn sơ bộ và ổn định lƣu lƣợng đầu vào). Từ bể điều lƣợng, nƣớc thải mỏ đƣợc bơm về bể phản ứng của trạm XLNT Vàng Danh qua đƣờng ống HDPEd600. Trên đƣờng ống dẫn nƣớc thải vào bể phản ứng có đồng hồ đo lƣu lƣợng nƣớc thải và có đầu dò đo pH tự động. Tại bể phản ứng, nƣớc thải mỏ đƣợc sục khí và bơm vôi bột tự động từ silo vôi theo độ pH đầu vào.Từ bể phản ứng, nƣớc thải mỏ đƣợc bơm về các modul xử lý, trên đƣờng ống dẫn nƣớc thải từ bể phản ứng về modul xử lý nƣớc thải mỏ đƣợc bơm PAC, PAM tự động.

Bể Vàng Danh: Bể điều lƣợng Vàng Danh chứa nƣớc thải trƣớc xử lý bơm từ hầm bơm khu Vàng Danh về.

Bể Cánh Gà: Bể điều lƣợng Cánh Gà chứa nƣớc thải trƣớc xử lý bơm từ hầm bơm khu Cánh Gà về.

Cửa xả: Nƣớc thải mỏ Vàng Danh sau khi đã xử lý (tại cửa xả vào nguồn tiếp nhận sông Vàng Danh).

Căn cứ theo kết quả quan trắc môi trƣờng chất lƣợng nƣớc thải trƣớc và sau xử lý do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh) thực hiện với tần suất 1 lần/quí (4 lần/ năm) của năm 2018 và 2019, có thể nhận thấy:

* Đối với chỉ tiêu pH

Nhận xét:

- Giá trị pH có trong mẫu nƣớc thải trƣớc xử lý của mỏ Vàng Danh thay đổi theo mùa, dao động từ 4,61÷6,87.

- Giá trị pH trong mẫu nƣớc thải sau xử lý tại cửa xả vào sông Vàng Danh cao hơn giá trị pH có trong nƣớc thải trƣớc xử lý, dao động trong khoảng từ 7,14÷8,05. Nguyên nhân, trong công nghệ xử lý có dùng vôi bột Ca(OH)2 để kết tủa sắt, mangan. Lƣợng vôi bột đƣợc bơm từ xilo chứa vôi hoàn toàn đƣợc thực hiện tự động qua thiết bị giám sát tự động qua hệ thống vi tính.

Nhìn chung, chỉ tiêu pH trong mẫu nƣớc thải trƣớc và sau xử lý năm 2019 đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A).

* Đối với chỉ tiêu TSS

- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có trong mẫu nƣớc thải trƣớc xử lý của mỏ tại cửa lò khu vực Vàng Danh và khu vực Cánh Gà thay đổi theo mùa, dao động từ 126÷867mg/l cao hơn giới hạn cho phép từ 2,52÷17,34 lần theo QCVN 40:2011/BTNMT. TSS ở khu vực Vàng Danh luôn cao hơn khu vực Cánh Gà. TSS năm 2016 tại khu Cánh Gà cao hơn năm 2018.

- TSS trong mẫu nƣớc thải sau khi xử lý tại trạm XLNT Vàng Danh tại cửa xả vào sông Vàng Danh thấp hơn nhiều lần với nƣớc thải trƣớc xử lý, dao động trong khoảng từ 14,5÷34,8 lần.

Nhìn chung, TSS trong mẫu nƣớc thải tại khu vực Vàng Danh và khu vực Cánh Gà của mỏ Vàng Danh có xu hƣớng cao hơn về cuối năm, đƣợc xử lý triệt để tại trạm XLNT Vàng Danh, đạt chất lƣợng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A).

* Đối với chỉ tiêu Fe

- Hàm lƣợng Fe có trong mẫu nƣớc thải trƣớc xử lý của mỏ tại cửa lò khu vực Vàng Danh và khu vực Cánh Gà thay đổi theo mùa, dao động từ 1,26÷8,9 mg/l cao hơn giới hạn cho phép từ 1,26÷8,9 lần theo QCVN 40:2011/BTNMT. Hàm lƣợng Fe trong mẫu nƣớc thải trƣớc xử lý năm 2019 tại 2 khu vực tƣơng đối đồng đều và tăng đột biến tại quí 4/2019.

- Nƣớc thải mỏ sau xử lý có hàm lƣợng TSS < 0,02 mg/l thấp hơn nhiều lần so với nƣớc thải mỏ Vàng Danh trƣớc xử lý, nƣớc thải đạt chất lƣợng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A).

Nhìn chung, hàm lƣợng Fe trong mẫu nƣớc thải tại khu vực Vàng Danh và khu vực Cánh Gà của mỏ Vàng Danh đƣợc xử lý triệt để tại trạm XLNT Vàng Danh, đạt chất lƣợng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) trƣớc khi xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Vàng Danh.

* Đối với chỉ tiêu Mn

- Hàm lƣợng Mn có trong mẫu nƣớc thải trƣớc xử lý của mỏ tại cửa lò khu vực Vàng Danh và khu vực Cánh Gà và có sự biến thiên theo mùa, dao động từ 0,36÷1,48 mg/l. Hàm lƣợng Mn có trong mẫu nƣớc thải tại quí I/2018 cao hơn hẳn so với kết quả phân tích của các quí còn lại và vƣợt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A). Năm 2019, hàm lƣợng Mn trong mẫu nƣớc thải đều cao hơn năm 2018 và tăng đột biến tại quí 4/2019.

- Nƣớc thải mỏ sau xử lý có hàm lƣợng Mn < 0,03 mg/l thấp hơn nhiều lần so với nƣớc thải mỏ Vàng Danh trƣớc xử lý, nƣớc thải đạt chất lƣợng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A).

Nhìn chung, hàm lƣợng Mn trong mẫu nƣớc thải tại khu vực Vàng Danh và khu vực Cánh Gà của mỏ Vàng Danh đƣợc xử lý triệt để tại trạm XLNT Vàng Danh, đạt chất lƣợng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) trƣớc khi xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Vàng Danh.

Hình 18. Lấy mẫu nước thải tại khu Vàng Danh

Hình 19. Lấy mẫu nước tại bể điều lượng khu Cánh Gà

3.3.2. Các tác động đến môi trường nước do sàng, tuyển than

Than nguyên khai từ khu Cánh Gà đƣợc chuyển về nhà máy sàng tuyển Vàng Danh hiện có bằng đƣờng goòng khổ 900m và nhập chung với than mỏ Vàng Danh để sàng tuyển.

Nhà máy tuyển Vàng Danh đã đƣa vào vận hành từ năm 1965 với công suất ban đầu là 600.000 tấn than/năm. Qua nhiều năm đã đƣợc cải tạo lắp đặt thêm thiết bị để nâng công suất lên 1,4 triệu tấn than/năm theo than nguyên khai.

Chất lƣợng than sau sàng tuyển đáp ứng yêu cầu của các hộ tiêu thụ. Hiện nay công ty Than Vàng Danh đang tiến hành lập thiết kế kỹ thuật nâng công suất nhà máy tuyển lên 2,0 triệu tấn năm.

Sau khi phân loại xong, than đƣợc chuyển sang công đoạn rửa sạch, sàng tuyển. Nƣớc để rửa than là nƣớc suối. Chất thải rắn theo nƣớc rửa gồm đất, cát, đá và phần lớn là than có kích thƣớc nhỏ đƣợc tập trung vào hồ thu nƣớc mặt và than trôi có dung tích sẽ xác định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho nhà máy tuyển than móngau khi nhà máy này khi đƣợc nghiên cứu và thiết kế xong. Các nguồn gây ô nhiễm đến môi trƣờng nƣớc do sàng, tuyển than bao gồm:

- Nƣớc làm mát máy biến áp của trạm sàng, tuyển.

- Nƣớc thải của phòng hoá nghiệm có chứa một lƣợng nhỏ hoá chất dùng trong phòng hoá nghiệm.

- Nƣớc vệ sinh công nghiệp hoặc dập tắt lửa khi xẩy ra hoả hoạn. - Nƣớc phục vụ sinh hoạt.

- Hệ thống xử lý bùn nƣớc bao gồm hố gầu, bể cô đặc  18 m và hố lắng than bùn. Nƣớc thải nhà máy tuyển còn chứa nhiều cám bùn và một phần manhêtít đang đƣợc xử lý nhằm tận thu tối đa than bùn và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

Các nguồn nƣớc thải này thƣờng có cặn lơ lửng, các chất độc hại chứa trong than và đất đá bị hoà tan và thải xuống suối Vàng Danh làm tăng nồng độ ô nhiễm cho nƣớc mặt khu vực.

3.3.3. Tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân

Nƣớc thải sinh hoạt của các công nhân thi công cũng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lƣợng nƣớc mặt nếu không đƣợc quản lý, xử lý. Theo dự kiến khi dự án đi vào giai đoạn vận hành biên chế lao động toàn mỏ là 3.580 ngƣời. Theo tính toán mức tiêu thụ nƣớc hiện nay trên các khai trƣờng đƣợc tính nhƣ sau:

Nƣớc ăn uống sinh hoạt tắm rửa lấy theo tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam TCXD 33-1985 và các tiêu chuẩn ngành. Riêng nƣớc sản xuất lấy theo yêu cầu công nghiệp

Trong đó:

- Nƣớc ăn uống sinh hoạt giữa 2 ca :25 l/ngƣời/ngày đêm - Nƣớc tắm rửa của công nhân :60l/lần tắm

- Nƣớc sinh hoạt của công nhân ở tập thể :40l/ngƣời - Nƣớc sinh hoạt của khu văn phòng Uông Bí :40l/ngƣời - Nƣớc giặt ủng, quần áo :50l/bộ - Nƣớc sản xuất trên mặt bằng theo yêu cầu công nghệ

+ Nƣớc tƣới bụi xƣởng sàng :0,5l/m2ngày tƣới 4-8 lần + Nƣớc tƣới đƣờng, sân bãi trên mặt bằng :0,5l/m2 ngày tƣới 4 lần + Nƣớc tƣới bụi trong lò :25l/tấn than khai thác + Nƣớc cấp cho máy khoan đào lò (theo máy).

+ Nƣớc cứu hỏa tính 1 đám cháy cho toàn mỏ q = 10l/s, thời gian dập tắt đám cháy là 3 giờ, lƣợng nƣớc này đƣợc dự trữ trong các bể chứa.

m3/ngày đêm. Với khối lƣợng nƣớc này nếu không xử lý sẽ có tác động xấu tới môi trƣờng nƣớc mặt tại các khu vực thực hiện dự án. Tuy nhiên các ảnh hƣởng này chỉ mang tính chất cục bộ, và sẽ khắc phục bởi hệ thống vệ sinh tự hoại theo qui định của Bộ Xây dựng.

3.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sông Vàng Danh đoạn chảy qua mỏ Vàng Danh Danh đoạn chảy qua mỏ Vàng Danh

3.4.1. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng mưa cuốn trôi bùn đất

- Giảm thiểu ảnh hƣởng do mƣa cuốn trôi bùn đất cần cải tạo lại hệ thống đƣờng liên lạc, có thiết kế hệ thống mƣơng rãnh, hố ga thu gom lắng đọng bùn đất bị cuốn theo nƣớc mƣa chảy tràn.

Rãnh thu gom đƣợc xây bằng đá hộc với chiều dày đỉnh rãnh 30cm, chân rãnh 50cm. Rãnh đƣợc xây bằng đá hộc vữa xi măng mác 75#.

Hình 21. Hố lắng sơ bộ trên mặt bằng khu vực bãi chứa than

Hố lắng đƣợc xây tƣơng đối kiên cố, vật liệu xây là đá hộc dung tích hố lắng 15m3 (kích thƣớc hố 200cm x 500cm x 150cm). Hố lắng đƣợc bằng đá hộc chiều dày 30cm vữa xi măng mác 75#.

- Thƣờng xuyên tƣới nƣớc giảm phát tán bụi và vệ sinh tuyến đƣờng.

Hình 23. Tưới nước dập bụi trên tuyến đường vận chuyển

Tần suất tƣới nƣớc dập bụi 2 – 3 lần/ngày đối với thời tiết bình thƣờng; thời tiết hanh khô sẽ thực hiện tƣới nƣớc 4 – 5 lần/ngày. Tần suất tƣới nƣớc dập bụi còn phụ thuộc vào lƣợng xe di chuyển trên tuyến đƣờng.

- Các xe vận chuyển vật liệu cần tuân thủ vận tốc quy định, mô hình tải trọng đƣợc phép chuyển chở và phải đƣợc che đậy kín đối với vật liệu có khả năng rơi vãi. Xem xét tăng cƣờng vận chuyển bằng băng tải hoặc đƣờng sắt.

Hình 25. Tuyến băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công của Công ty kho vận Đá Bạc

Đây là dự án có quy mô lớn đƣợc xây dựng trên diện tích 21,7ha, có tổng mức đầu tƣ gần 1.300 tỷ đồng. Dự án Hệ thống vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra Cảng Điền Công, khánh thành giai đoạn 1 có ý nghĩa quan trọng, cùng với các tuyến băng tải than tại Cẩm Phả, Mạo Khê... cơ bản hoàn thành mục tiêu băng tải hóa vận chuyển than của TKV nhằm nâng cao năng lực sản xuất, bảo vệ ANTT, tài nguyên than, đảm bảo ATGT, thực hiện cam kết của TKV với tỉnh Quảng Ninh về công tác môi trƣờng...

3.4.2. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng sạt lở, xây dựng kè sông

- Do các hiện tƣợng tai biến tự nhiên nhƣ mƣa bão, lũ gây sạt lở tuyến đƣờng cuốn theo đất đá xuống lòng sông do vậy cần phải kiểm tra gia cố lại các đoạn tuyến đƣờng có khả năng bị sạt lở, đặc biệt trƣớc mƣa bão. Tuy nhiên quá trình xây dựng cũng nhƣ nạo vét dòng chảy sông Vàng Danh cần tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu pháp luật về BVMT khi thực hiện.

+ Các đoạn đƣờng bị sạt lở sẽ đƣợc gia dƣới chân để đất đá không bị cuốn trôi xuống lòng sông gây ô nhiễm và tắc nghẽn dòng chảy.

+ Tuyền kè đƣợc xây dựng với 2 cấp phần chân kè đƣợc xây dựng với chiều dày thân kè 100cm; phân trên đƣợc xây dựng với chiều dày 80cm. Kè đƣợc xây bằng đá hộc vữa xi măng mác 150#.

Hình 27. Tuyến kè đoạn sạt lở khu vực dọc bờ sông Vàng Danh

+ Các đoạn suối chảy qua khu vực mỏ cũng đƣợc công ty xây dựng kè chắn 2 bên lòng suối. Kè đƣợc xây bằng đã hộc chiều dày đỉnh kè 50cm, chân kè 80cm xây vữa xi măng mác 75#. Với chiều dài tuyến kè đã đƣợc công ty đầu tƣ là 350m.

Hình 28. Tuyến kè dọc 2 bền bờ suối Vàng Danh đoạn chuyển qua mỏ

3.4.3. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng hoạt động xả nước thải

3.4.3.1. Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng do hoạt động xả nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư sinh sống ven sông Vàng Danh

- Tăng cƣờng tuyên truyền ngƣời dân thực hiện nếp sống văn minh, đề cao ý thức tự giác BVMT.

- Chính quyền địa phƣơng cần có quy hoạch thu gom, xử lý nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

3.4.3.2. Giải pháp giảm thiểu do ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn qua mỏ Vàng Danh

- Thƣờng xuyên thực hiện vệ sinh, nạo vét bùn đất, bảo dƣỡng tuyến đƣờng, đảm bảo các công trình thu gom, xử lý nƣớc mƣa chảy tràn (mƣơng rãnh, hố ga lắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác than của mỏ vàng danh đến chất lượng môi trường nước mặt sông vàng danh, thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)