7. Kết cấu của luận văn
3.2.2 Tập trung thu thập hồ sơ doanh nghiệp, phân tích đánh giá thông tin, trao đổ
thông tin, trao đổi thông tin để từ xây dựng các tiêu chí áp dụng QLRR
Thu thập, xử lý thông tin là một nghiệp vụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực công tác quản lý rủi ro về Hải quan.
Thu thập và xử lý thông tin DN sẽ góp phần tạo nền tảng cho việc triển khai thủ tục Hải quan điện tử, đẩy mạnh tự động hóa Hải quan; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu thủ tục và mức độ kiểm tra, rút ngắn thời gian thông quan, đồng thời đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2012 – 2016 (đến nay), công tác thu thập, xử lý thông tin tại Cục tồn tại một số khó khăn, hạn chế :
1. Do số lượng công chức hạn chế nên đa số công chức được phân công chuyên trách quản lý rủi ro còn thực hiện nhiều công việc kiêm nhiệm khác nên chưa chủ động thời gian trong công tác thu thập thông tin.
2. Thông tin do các đơn vị trong và ngoài ngành cung cấp về Cục còn hạn chế, chỉ thực hiện trao đổi thông tin theo yêu cầu, chưa chủ động cung cấp thông tin khi phát sinh vụ việc.
3. Các hệ thống nghiệp vụ Hải quan chưa được tích hợp lẫn nhau nên việc cập nhật thông tin còn chồng chéo (thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro cập nhật vào hệ thống RMS, thông tin phục vụ công tác kiểm soát Hải quan cập nhật vào hệ thống CI02, thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan cập nhật vào hệ thống STQ01).
4. Bên cạnh những doanh nghiệp phối hợp tốt với cơ quan Hải quan, còn một số doanh nghiệp không có thiện chí hợp tác nên việc thu thập thông tin hồ sơ doanh nghiệp còn gặp khó khăn, mặc dù công chức Hải quan đã nhiều lần nhắc nhở, động viên, tuyên truyền về nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Cục nên:
1. Bố trí ít nhất 01 công chức được đào tạo chuyên sâu làm công tác quản lý rủi ro, giúp cho nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin được phát huy tối đa và mang lại hiệu quả cao cho từng đơn vị
2. Phân công cán bộ chuyên trách quản lý rủi ro tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ về nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin do Tổng cục và Cục tổ chức.
3. Phối hợp với các Sở, Ngành để thu thập, trao đổi thông tin để đánh giá đầy đủ hơn về tình hình hoạt động, tình hình vi phạm
pháp luật của doanh nghiệp, từ đó đề ra phương pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tốt hơn.
4. Tuyên truyền để doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có ý thức tốt trong việc chấp hành pháp luật Hải quan, nắm được nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực khi cung cấp thông tin hồ sơ doanh nghiệp cho cơ quan Hải quan để công tác phối hợp thu thập thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả cao.
5. Cập nhật kịp thời và đầy đủ thông tin vào các hệ thống nghiệp vụ Hải quan để hệ thống đánh giá chính xác mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật đối với từng doanh nghiệp để hệ thống tự động phân luồng tờ khai nhanh chóng, giúp cho doanh nghiệp chủ động được thời gian giao nhận hàng để thông quan hàng hóa, kịp thời đưa hàng hóa về nơi sản xuất, giảm thiểu mức độ kiểm tra, giảm bớt nhân lực, chi phí đi lại làm thủ tục hải quan, lưu kho lưu bãi,…
Như vậy; Thực hiện tốt công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro được xác định là một trong những nội dung quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro cho cơ quan Hải quan và đem lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục Hải quan hiện đại.