Đối với quốc tế:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đề tài ĐƯỜNG lối KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC và QUÁ TRÌNH tổ CHỨC THỰC HIỆN từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 25 - 32)

4 Ý nghĩ a:

4.2 Đối với quốc tế:

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, với trụ cột là Liên Xô. Đây là một nhân tố mới, làm thay đổi tương quan lực lượng toàn cầu, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm mới hình thành, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và tiến hành các nhiệm vụ cách mạng của nước mình nên chưa quan tâm nhiều tới khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đến năm 1950, tình hình kinh tế- xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã dần đi vào ổn định và phát triển. Liên Xô đã đi vào thực hiện kế hoạch 5 năm 1946-1950 và chế tạo thành công vũ khí nguyên tử (1949), phá thế độc tôn của Mỹ về loại vũ khí này. Sự vững mạnh của Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, nguồn cổ vũ lớn lao cho các dân tộc đang bị áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Bên cạnh đó, tháng 10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời đã giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa đế quốc, đánh đổ một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chúng, góp phần cổ vũ cho phong trào

giải phóng dân tộc toàn thế giới và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc và sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối xã hội chủ nghĩa đã làm cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng từ Tây sang Đông, một hậu phương bao la ở phía Bắc đã mở ra đối với nước ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan những cố gắng quân sự cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945 - 1954). Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đập tan một mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, mở đầu cho sự sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới; giáng đòn nặng nề đầu tiên vào dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhà sử học Pháp Jules Roy sau này đã thừa nhận, xét trên phạm vi thế giới “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng”.

PHẦN KẾT LUẬN

 Để giành được thắng lợi vẻ vang trong Kháng chiến chống Pháp, đất nước ta đã vận dụng nhuần nhuyễn những tinh hoa, chiến thuật chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta thời đại, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm đấu tranh quân sự của tổ tiên. .Nhiều quốc gia trên thế giới. Từ thất bại trong quá trình chống địch, đường lối, nghệ thuật quân sự không ngừng được bổ sung và phát triển trong đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc lại “đoàn kết là sức mạnh” nên cuộc chiến tranh của dân tộc ta ngày càng khốc liệt, khó khăn và bền vững hơn. Đảng đã không ngừng củng cố niềm tin và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, củng cố niềm tin kiên định rằng cuộc kháng chiến sẽ thắng lợi hoàn toàn. Trong cuộc kháng chiến chống giặc gian khổ, gian khổ, đất nước ta đã đoàn kết, tổng hợp sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc chiến đấu. Vì vậy, dân tộc ta càng hùng mạnh thì chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm chấn động thế giới và mang lại niềm tự hào cho dân tộc trong mắt bạn bè quốc tế. Nó là sự kết hợp và kế thừa của cái

mới và cái cũ, từ ngàn xưa đến nay. Sau đó, đảng nhanh chóng đưa ra những chiến thuật quân sự đúng đắn và sáng tạo bất ngờ. Nó được ví như con tàu đưa ta đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, không những vậy nó còn góp phần to lớn tạo dựng niềm tin mạnh mẽ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước và góp phần vào thành công của phong trào giải phóng dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. TS. Nguyễn Thị Tú Trinh , TS. Mai Quốc Dũng(chủ biên), TS. Nguyễn Phước Trọng, TS. Nguyễn Thị Tươi, TS. Nguyễn Thị Lợi, TS. Hoàng Ngọc Kiên, TS. Nguyễn Văn Đương Góp phần tìm hiểu môn học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hà nội, NXB Khoa học Xã hội.

[2]. Sở Công thương Sơn La. 07/04/2020. Giai đoạn 1945- 1954. Truy cập ngày 10/03/2022,từ https://sonla.gov.vn/1289/31002/72118/557596/cac-thoi-ky-phat- trien/giai-doan-1945-1954

[3]. Tác giả Nguyễn Trang My, cập nhật ngày 19/10.2018https://m.hoc247.net/hoi- dap/lich-su-12/noi-dung-co-ban-cua-duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-phap- xam-luoc-faq42395.html

[4]. Nguyễn Thị Huyền, cập nhật ngày 03/10/2021.

https://luathoangphi.vn/duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-46-54/

[5]. ĐẶNG PHONG. 2020. KINH TẾ VIỆT NAM 1945-1954 CHỦ TRƯƠNG VÀ

THÀNH TỰU. 22/03/2022.http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/461-KINH-TE-VIET- NAM-1945-1954-CHU-TRUONG-VA-THANH-TUU

[6]. ThS. Ngô Thị Thúy Mai. 2020. Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (thời kỳ 1946-1954). 22/03/2022

https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/xay-dung-hau- phuong-trong-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-thoi-ky-1946-1954-158.html

[7]. Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh. (cập nhật:

06/02/2017)https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tap-chi/thong-tin-tuyen-truyen-12-2016/ khang-chien-toan-dan-toan-dien-truong-ky-dua-vao-suc-minh-la-chinh-1486349354

PHỤ LỤC

Từ viết tắt:

1, LSĐCSVN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Biên bản họp nhóm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ II)

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự:

1. 1. Thời gian: 20 giờ ngày 25/03/2022

1.2. Địa điểm: Tạo phòng họp mặt Zoom

1.3. Thành phần tham dự: + Chủ trì: Trương Thị Mỹ Duyên (Nhóm trưởng) Tham dự: 1. Nguyễn Ngọc Chân - 2023202017 2. Lâm Ngọc Như Ý - 2023202172 3. Phạm Lê Khả Tú - 2007200037 4. Nguyễn Quốc Trung - 2001190896 5. Lê Thị Thanh Tuyền - 2007200285 6. Trần Huỳnh Lâm Nhi - 2023200326 7. Lê Xuân Huy - 2001190568

8. Nguyễn Giản Đơn - 2007200172

9. Nguyễn Thị Kim Phương - 2007200059

10. Huỳnh Thị Anh Thư - 2007202268 11. Cổ Phúc Gia Tín - 2008190150

12. Nguyễn Thị Ngọc Phương - 2013201180 + Vắng: 0

2. Nội dung cuộc họp:

2.1. Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên như sau:

STT MSSV 1 2023202028 2 2023202017 3 2007200037 4 2023202172 5 2001190896 6 2007200285 7 2023200326 8 2001190568 9 2007200172 10 2007200059 download by : skknchat@gmail.com

11 2007202268

12 2008190150 13 2013201180

2.2. Ý kiến của các thành viên:

2.3. Kết luận cuộc họp:

Thống nhất lại nội dung cuộc họp sau khi có ý kiến của từng thành viên

(Đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên)

Họ tên

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc

Thư ký Chủ trì

( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

Chân Duyên

Nguyễn Ngọc Chân Trương Thị Mỹ Duyên

Phụ lục 3. Tiêu chí đánh giá bài tập lớn/tiểu luận Tiêu chí đánh giá Cấu trúc (10%) Nội dung (80%) Hình thức trình bày (10%) download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đề tài ĐƯỜNG lối KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC và QUÁ TRÌNH tổ CHỨC THỰC HIỆN từ năm 1946 đến năm 1954 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w