Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật môi trường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT về môi TRƯỜNG ở nước TA HIỆN NAY (Trang 28 - 33)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật môi trường

Trước yêu cầu thực tế về giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khố IX) “Về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” việc thực hiện pháp luật về BVMT phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất qn,

khơng cụ thể, khơng rõ ràng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT. Ban hành văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT cho đến nay chưa điều chỉnh. Sửa đổi cơ bản Luật BVMT và các quy định liên quan đến môi trường trong các ngành luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các ngành luật, chú trọng đến các yếu tố tài nguyên môi trường thiên nhiên, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật BVMT và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường,

15

phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu về BVMT.

Hai là, xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về BVMT bằng cách tăng

cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát cơng tác BVMT. Chính quyền các cấp cần phối hợp và hỗ trợ về mọi mặt để phát huy tối đa vai trị cơng tác xã hội, đa dạng hố các hoạt động BVMT, có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế thực hiện dịch vụ BVMT. Xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các tổ chức Đảng - Nhà nước - Mặt trận, đoàn thể - doanh nghiệp. Nội dung của việc xã hội hóa cơng tác BVMT là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT; xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT; đưa BVMT vào nội dung hoạt động của các khu dân cư và phát huy vai trị của các tổ chức này trong cơng tác BVMT.

Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác

quốc tế về pháp luật. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và xác định rõ hiệu lực pháp lý của cam kết quốc tế đó. Đồng thời, cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đó tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà nước ta ký kết tham gia. Ưu tiên mở rộng quan hệ quốc tế về BVMT trong phạm vi khu vực dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương và song phương.

Bốn là, tăng nguồn chi cho sự nghiệp BVMT. Từ năm 2006, ngân sách cho BVMT

đã được bố trí thành một nguồn riêng (chi sự nghiệp mơi trường) với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường cấp thiết, cần phải tăng chi ngân sách. Tăng mức

16

chi cho sự nghiệp BVMT cần phải cải thiện được chất lượng môi trường hướng đến một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tăng thụ hưởng cho người dân.

Bên cạnh đó, để đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an đã đưa ra các giải pháp cấp thiết trong thời gian tới, gồm:

Một là, tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước và các kế hoạch, chỉ thị của Bộ Công an về công tác bảo vệ mơi trường, phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân hiểu sâu sắc và nhận thức rõ nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Rà soát kỹ các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường để tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội bổ sung, hồn thiện theo hướng tăng thẩm quyền điều tra tố tụng và xử lý vi phạm hành chính cho lực lượng cảnh sát mơi trường. Triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ công an nhân dân nhằm nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về mơi trường. Kiện tồn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường các cấp. Làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo huấn luyện, phân cơng bố trí cán bộ cảnh sát mơi trường. Đồng thời phối hợp với lực lượng cảnh sát các nước có kinh nghiệm để tổ chức phịng ngừa, đấu tranh phịng, chống tội phạm mơi trường.

Hai là, quan tâm kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy cơ quan

quản lý nhà nước về môi trường, nhất là ở cấp cơ sở để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Có cơ chế và quy định trách nhiệm phối hợp, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường giữa các ngành, các cấp với lực lượng cơng an nhân dân.

Ba là, hồn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và

môi trường; xây dựng và ban hành quy định pháp luật về phí bảo vệ mơi trường, về giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định có liên quan trong lĩnh vực mơi trường để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm

17

pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó bổ sung đầy đủ các thẩm quyền cho cảnh sát môi trường và các lực lượng thanh tra chun ngành có liên quan.

Bốn là, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách

nhiệm của mọi cơng dân trong phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật, các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên; đưa nội dung giáo dục về bảo vệ mơi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường đi đơi với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm khắc có tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi phạm.

Năm là, tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra công khai, kết hợp với

điều tra xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ công an đối với các cơ sở, địa bàn có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường. Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng an rà sốt, lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có kế hoạch xử lý triệt để trong giai đoạn tiếp theo. Quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế chủ đạo thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường.

Sáu là, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm

nghiên cứu, trao đổi, ứng dụng khoa học - công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường.

Bảo vệ mơi trường là nhiệm vụ thường xun, vừa có tính cấp bách, lâu dài, khơng chỉ đơn thuần là cơng việc của Đảng, Nhà nước, của một cơ quan hay tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của tồn dân, tồn xã hội. Mơi trường là một trong những vấn đề sống còn, là nhân tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, do đó mọi đối tượng trong xã hội từ người già đến trẻ nhỏ, từ tổ chức đến cá nhân, từ người sản xuất đến người tiêu dùng đều có quyền và nghĩa vụ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người có quyền được sống trong mơi

trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường”4. Quy định

4 Điều 43 – Hiến pháp năm 2013.

18

này ghi nhận quyền và nghĩa vụ về bảo vệ môi trường của công dân, tạo cơ sở hiến định cho việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ mơi trường vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

19

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT về môi TRƯỜNG ở nước TA HIỆN NAY (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w