Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu NguyenNangHungVan.TT (Trang 26 - 27)

Ngoài các kết quả đạt được trong luận án, một số vấn đề có thể đặt ra để tiếp tục nghiên cứu:

- Luận án mới chỉ nghiên cứu một số mô hình học máy để kết hợp với CGA. Nên cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm một số mô hình học máy khác trong tương lai để kết hợp với CGA để có những đánh giá kết quả cụ thể hơn.

- Kết hợp đại số hình học bảo giác với biến đổi Fourier nhanh (tiếng Anh:

Fast Fourier Transform - FFT) vào mạng nơron tích chập (CNN) trong các bài toán khử nhiễu.

- Luận án đã tiến hành kiểm chứng và thực nghiệm trên bộ dữ liệu mẫu CMU, nên cần thực nghiệm trên các bộ dữ liệu khác và tiếp tục nghiên cứu để triển khai trên các hệ thống thực tế để đánh giá mô hình trong tương lai.

- Nghiên cứu mới chỉ áp dụng trong các hành động ở mức thấp như

dance, jump, kicking, placingTee, putt, run, swing walk mà chưa áp dụng trên các hành động ở mức cao với thời gian tồn tại lớn như lau nhà, ngắm cảnh.

Tóm lại, luận án “Nghiên cứu biểu diễn và nhận dạng đối tượng chuyển

động dựa trên đại số hình học bảo giác và học máy” đã đạt được các mục tiêu

đặt ra, các mô hình đề xuất đã thực nghiệm trên bộ dữ liệu CMU và cho kết quả rất cao. Vì vậy, trong tương lai cần được phát triển thêm để ứng dụng vào dữ liệu thực và có thêm nhận dạng hành vi hoặc cử chỉ của con người như buồn ngủ, trạng thái vui, buồn hay hành động trộm cắp, đánh nhau của từng người…

[1] Nguyễn Năng Hùng Vân, Phạm Minh Tuấn, Tachibana Kanta. “Nhận dạng

chuyển động quay dựa trên mô hình Markov ẩn và Conformal Geometric Algebra”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 1(72), quyển 2, năm 2014.

[2] Nguyễn Năng Hùng Vân, Phạm Minh Tuấn, Tachibana Kanta, “CGA

clustering based vector quantization approach for Human activity recognition using discrete Hidden Markov Model”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số: 12(85), quyển 1, năm 2014.

[3] Nguyễn Năng Hùng Vân, Phạm Minh Tuấn, Ung Nho Dãi, “Mô hình trọng số

kết hợp các phương pháp trích chọn đặc tính trong nhận dạng hành động người”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Điện tử, Viễn thông và Công nghệ Thông tin (REV2015), năm 2015.

[4] Nang Hung Van NGUYEN, Minh Tuan PHAM, Phuc Hao DO “Marker

Selection for Human Activity Recognition Using Combination of Conformal Geometric Algebra and Principal Component Regression”, In Proceedings of the Seventh International Symposium on Information and Communication Technology (SoICT 2016), papers 274- 379, December 08-09, ISBN 978-1- 4503-4815-7, DOI: 10.1145/3011077.3011133 (ACM ICPS, ACM Digital Library and Scopus).

[5] Nguyen Nang Hung Van, Pham Minh Tuan, Do Phuc Hao, Pham Cong Thang,

and Kanta Tachibana, “Human action recognition method based on Conformal Geometric Algebra and Recurrent Neural Network”, Journal of Information and Control Systems, ISSN 1684-8853 (print); ISSN 2541-8610 (online), no 5 (108)/2020, DOI: 10.31799/1684-8853-2020-5-2-11 (Scopus).

Một phần của tài liệu NguyenNangHungVan.TT (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)