Kiểm tra tính hội tụ của các tham số
20 0 u σ và 2 0 e σ Kết thúc Lập ma trận hiệp phương sai V từ các giá trị của σu20 và 2
0
e
σ
Biểu đồ 1. Thuật toán ước lượng lặp bình phương bé nhất suy rộng
Trong thực tế, để xây dựng được một mô hình thích hợp, người ta thường phải dựa vào các hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực của đối tượng cần nghiên cứu. Nếu chúng ta chưa có cơ sở lý thuyết về đối tượng cần quan tâm, chúng ta có thể dùng một quy trình để thu được mô hình thích hợp. Một quy trình khá hấp dẫn là bắt đầu với mô hình đơn giản nhất có thể, mô hình chỉ có điểm chặn, xem xét từng bước một cho việc phân loại thành các nhóm khác nhau theo từng tham số. Ở mỗi bước chúng ta kiểm tra kết quả để xem tham số nào có ý nghĩa, và phần dư còn lại ở mỗi mức riêng biệt là bao nhiêu. Các bước khác nhau của một thủ tục được lựa chọn như vậy được đưa ra như dưới đây:
Bước 1. Phân tích một mô hình không có biến giải thích, mô hình chỉ có điểm chặn, được đưa ra bởi mô hình của công thức (2.7):
Yij = g00 + u0j + eij
.
Mô hình chỉ có điểm chặn cho chúng ta một ước lượng của tương quan nội tại lớp bằng cách áp dụng công thức (2.8):
00 2 00 s r s s = + .
Mô hình chỉ có điểm chặn cũng cho chúng ta giá trị của độ lệch, đó là một độ đo của mức độ không phù hợp của mô hình.
Bước 2. Phân tích một mô hình với tất cả các biến giải thích được xác định của mức thấp nhất. Có nghĩa rằng tương ứng với các thành tố phương sai của các độ dốc đã được cố định bằng 0. Mô hình này được biểu diễn bằng công thức (2.10):
Yij = g00 + gp0Xpij + u0j + eij
Ở bước này chúng ta đánh giá phần đóng góp của mỗi biến giải thích riêng lẻ. Nếu chúng ta dùng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (ML), chúng ta có thể kiểm định được sự cải tiến của mô hình được chọn cuối cùng trong bước này, sự khác nhau giữa độ lệch của mô hình này với mô hình trước (mô hình chỉ có điểm chặn). Sự khác nhau này gần giống đại lượng ngẫu nhiên Khi-bình phương c2 với bậc tự do là hiệu số của số lượng tham số của hai mô hình.
Trong trường hợp này, bậc tự do thường bằng số biến giải thích được cộng vào ở bước 2.
Bước 3. Đánh giá độ dốc của biến giải thích bất kỳ xem phương sai thành phần giữa các nhóm có khác 0 một cách ý nghĩa hay không. Mô hình quan tâm được cho bởi công thức (2.11):