Gửi sứ giả sang nhà Tùy:

Một phần của tài liệu Nhap Mon Manyoshu_Ket_PhuLuc (Trang 26 - 27)

Chúng ta đã bàn đến văn hóa (văn hóa Asuka) và chính trị đối nội của Nhật Bản, cũng thấy rằng trong hai lãnh vực nói trên, ảnh hưởng của đại lục thật lớn lao. Bây giờ hãy trở lại để kết thúc câu chuyện Nhật Bản đã gửi sứ giả sang nhà Tùy như thế nào.

Ta đã biết thế kỷ thứ 6 là thời điểm Nhật Bản có những biến chuyển đáng lưu ý về mặt đối ngoại. Chính sách đối ngoại ấy, vì những thất sách của đại thần Ôtomo no Kanemura mà Nhật đã mất đi ảnh hưởng ở vùng nam Triều Tiên (trên các tiểu quốc Kaya) mà họđã giữđược cho đến năm 562 và bắt buộc phải triệt thoái khỏi bán đảo. Đến khi triều đại Suiko bắt đầu, chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã có một sự thay đổi rõ rệt. Chủ trương lớn của nhà nước là quốc giao với Tùy. Mục đích không gì khác hơn là hấp thu văn hóa xán lạn của Trung Quốc hòng tăng thêm uy thế cho triều đình của mình.

Do đó, Nhật Bản phái sứ giả Ono no Imoko sang bên đó và sự kiện này được ghi trong sử Nhật Bản là kenzuishi (khiển Tùy sứ). Thế nhưng nội dung cái quốc thư mà Ono no Imoko trình lên hoàng đế nhà Tùy đã tạo nên một sự cố ngoại giao.

Sách Tùy Thư phần Nụy Nhân Truyện có chép về lời chào hỏi mào đầu trong quốc thư đó như sau: “Thiên tử nước mặt trời mọc gửi cho thiên tử nước mặt trời lặn để thăm hỏi ngài có mạnh khỏe không?”. Chỗ mặt trời mọc (nhật xuất xứ) dĩ nhiên dùng để chỉ Nhật Bản và thiên tử có nghĩa là thiên hoàng. Trong khi đó, nước mặt trời lặn (nhật một xứ) ám chỉ nhà Tùy và thiên tử của họ không ai khác hơn là Dượng Đế.

Đọc thư xong, Dượng Đế nổi giận phán “Bọn man di thật vô lễ!”. Dĩ nhiên là như thế bởi vì trong quan hệ quốc tế với các nước ở Á Châu, Trung Quốc lúc nào cũng coi mình là thượng đỉnh, là trung tâm. Nhật Bản qua lá thưđó, muốn tạo cho mình một quan hệ bình đẳng thì việc hoàng đế Trung Quốc có giận dữ cũng là chuyện dễ hiểu.

Thế nhưng Tùy Dượng Đế không phải là ông vua tầm thường. Tuy khó chịu về lời lẽ trong quốc thư, chỉ một năm sau khi Ono no Imoko về nước, ông đã gửi viên sứ thần Bùi Thế Thanh sang đáp lễ. Lại nữa khi Ono no Imoko đến Tùy lần thứ hai, ông đã cho phép Takamuko no Genri (còn đọc là Kuromaro), Minabuchi no Shôan và tăng Min được giao lưu với người nước. Cuộc gửi sứ sang nhà Tùy về sau vẫn còn được tiếp diễn cho đến lúc Tùy bị diệt vong. Những điều các du học sinh Nhật Bản thu lượm lúc đó tại Trung Quốc sẽ là những tư tưởng chỉ nam cho cuộc cải cách xảy ra vào năm Taika (Taika no kaishin, 645).

Một phần của tài liệu Nhap Mon Manyoshu_Ket_PhuLuc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)