Kết Luận Chương

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNGXÃ HỘI TẠI CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU ÁTHÁI BÌNH DƯƠNG GIAIĐOẠN 20002019 (Trang 25)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Kết Luận Chương

Kết quả phân tích cho ta thấy, tất cả các biến độc lập gồm mức độ phát triển về CNTT và truyền thông, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng và tổng vốn hình thành, đều tác động đến NSLD xã hội tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, kết quả mô hình chỉ ra được tất cả các biến được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê (vì P_value=0.0000 < 0.05). Cụ thể như sau:

Biến ICT (chỉ số chi cho phát triển và ứng dụng CNTT) là yếu tố tác động mạnh nhất đến NSLD xã hội các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Thêm vào đó, cùng với chỉ số này, còn có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và chi tiêu tiêu dùng cuối cùng đều có tác động cùng chiều đến NSLD xã hội. Điều này phù hợp so với kỳ vọng ban đầu của nhóm. Khi chỉ số chi cho phát triển và ứng dụng CNTT càng tăng (.1750986) thì NSLD xã hội tại các nước Châu Á- Thái Bình Dương càng tăng, và tương tự với các biến còn lại.

Việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất đã giúp gia tăng số lượng hàng hóa trong một thời gian ngắn, cải thiện chất lượng sản phẩm và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, giảm thiểu các chi phí và tối đa hóa được lợi nhuận. Hơn nữa, với thị trường trong nước, việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của các danh nhân giúp thị trường

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

18

ngày càng được mở rộng và được nhiều sự quan tâm, nhờ đó thúc đẩy xuất khẩu, điều này khiến cho NSLĐ xã hội trong nước càng tăng.

Tuy nhiên, biến Von (tổng vốn hình thành hay vốn đầu tư trong nước) có tác động ngược chiều với NSLĐ xã hội tại các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Khi tổng vốn hình thành càng tăng (-.0008816) thì NSLĐ xã hội tại các nước Châu Á-Thái Bình Dương càng giảm. Thật vậy, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu vốn khiến cho tỷ trọng vốn giữa các ngành thay đổi, khi qui mô vốn tăng khiến chuyển dịch cơ cấu vốn giảm khiến cho năng suất vốn giảm, việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm cho năng suất vốn tăng cao, nhưng nếu tăng đầu tư thêm thì sẽ cản trở cho sự tăng trưởng cũng như năng suất vốn sẽ thấp bởi vì sự phân bổ cơ cấu vốn giữa các lĩnh vực chưa hợp lí cũng như nguồn vốn đã được sử dụng kém hiệu quả hay do khủng hoảng kinh tế khiến điều này xảy ra.

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

19

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 3.1. Kết luận

So với các nước phát triển trên thế giới thì NSLD xã hội của các nước Châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức thấp hơn, vì vậy, qua các phân tích và nghiên cứu mà nhóm em thực hiện, đã xác định được các yếu tố tác động đến NSLD xã hội của các nước Châu Á-Thái Bình Dương cụ thể là: mức độ phát triển về CNTT và truyền thông, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng và tổng vốn hình thành. Nhằm nâng cao và cải thiện NSLD cũng như khắc phục một số khó khăn và hạn chế cho mỗi quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, nhóm em xin đề ra một số kiến nghị như sau:

3.2. Đề xuất kiến nghị

3.2.1.Đối với doanh nghiệp

Tăng cường khả năng tiếp cận vốn đặc biệt là các DN vừa và nhỏ để tạo cơ hội cho các DN đầu tư trang thiết bị, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực,... góp phần nâng cao NSLD. Đồng thời, khuyến khích DN thúc đẩy đổi mới, sáng tạo các ý tưởng và các hoạt động khi tham gia vào thị trường.

Nâng cao khả năng ứng dụng máy móc công nghệ cao, tiên tiến vào quá trình hoạt động bằng việc đầu tư, cải tiến mua sắm máy móc hiện đại, mở rộng sản xuất; thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ hóa cao, tiêu tốn ít nhiên liệu, phát triển trình độ lao động có tay nghề tiên tiến, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, tận dụng tối đa nguồn lực hiện có để gia tăng sản xuất, hướng đến phát triển bền vững ổn định và lâu dài.

Xác định rõ phân khúc sản xuất cũng như xu hướng trong tương lai, có chiến lược kinh doanh phù hợp với thế mạnh và năng lực kinh doanh của DN. Khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, thúc đẩy cho sự phát triển. Phát triển những sản phẩm mới, có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản trị của đội ngũ doanh nhân trong DN, quan tâm đến phát triển kiến thức, kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo,

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

20

bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có trong DN theo hướng chú trọng chất lượng, và năng suất làm việc của mỗi người lao động.

DN phải quan tâm đến đời sống của người lao động, nâng cao chế độ tiền lương bổng dành cho người lao động để tạo động lực thúc đẩy công nhân làm việc chăm chỉ, cống hiến cho công ty từ đó giúp gia tăng NSLĐ.

3.2.2.Đối với nhà nước

Tổ chức các chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo môi trường tốt cho các nhân tài trong nước tham gia vào nền kinh tế thị trường tránh lãng phí và chuyển dịch “chất xám”.

Đầu tư, phát triển vốn con người: Cải thiện chất lượng đào tạo, mở rộng và phổ cập giáo dục, dạy nghề và phát triển kỹ năng làm việc ở các cấp phổ thông hoặc bậc đại học, cao đẳng cần có sự cập nhật nhanh chóng xu hướng công nghệ, đảm bảo chất lượng đầu ra cùng số lượng với năng lực thực, học lực thực của từng cá nhân.

Cải thiện hiệu quả hoạt động của các thị trường tài chính trong việc hỗ trợ tín dụng cho các DN sử dụng dây chuyền công nghệ cao, hiện đại. Đầu tư công nghệ hóa và cơ sở hạ tầng, khuyến khích tạo thuận lợi cho các DN khởi nghiệp tham gia vào thị trường.

Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nền nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, cụ thể từ lao động có giá trị gia tăng thấp sang lao động có giá trị gia tăng cao hơn; hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt nâng cao tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo; tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Xây dựng các khu công nghiệp, nền kinh tế trọng điểm phù hợp với thế mạnh và tiềm năng của từng vùng, ngành để thúc đẩy năng suất và hiệu quả kinh doanh thông qua khả năng tiếp cận dịch vụ và nguồn nhiên liệu một cách nhanh chóng và thu hút các DN trong và ngoài nước tham gia.

Khu vực doanh nghiệp có vị trí vô cùng trọng yếu trong mọi nền kinh tế vì có thể giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động trong xã hội. Vì thế, cần thúc đẩy NSLD của khu vực DN.

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Hoàng Long (2020), “Phân tích biến động năng suất lao động ngành công

nghiệp thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018”. (https://bom.so/o9KBe6)

2. Chu Ngọc Tuân (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất

lao động ngành dệt may Việt Nam”. (https://bom.so/06gkTx)

3. Nguyễn Bích Lâm (2019), “Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp cải thiện năng suất

lao động của Việt Nam”. (https://bom.so/vlWZHH)

4. “Công nghệ thông tin và truyền thông – Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia”. (https://bom.so/Q3yZLq)

5. Đào Viết Thành (2021), “Vốn con người (Human Capital) và tác động đối với năng

suất lao động xã hội: tiếp cận từ giáo dục - y tế ở cấp độ tỉnh thành tại Việt Nam bằng phương pháp S-GMM”. (https://bom.so/gELuJp)

6. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài – Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia”. (https://bom.so/kH74XA)

7. Doucek Petr, Chroust Gerhard, & Oškrdal Václav (2010), “Information Technology

– Human Values, Innovation and Economy”.

8. Tạp chí Tài chính (2017), “Đầu tư của nhà nước cho giáo dục, đào tạo: Thực trạng

và một số đề xuất. Tài chính”. (https://bom.so/Vpbxe0)

9. Ths. Bùi Hoàng Ngọc và Ths. Phan Thị Liệu (2016), “Tác động của chi tiêu công

cho giáo dục đến năng suất lao động các nước Asean 6 giai đoạn 2000-2015”. (https://bom.so/cN2PZz)

10.Tổ chức Lao Động Quốc tế (2014), “Năng suất lao động: Một số câu hỏi thường

gặp. ILO”. (https://bom.so/n0qHic)

11.Tổng Cục Thống Kê (2019), “HTCTTKQG – Năng suất lao động xã hội – General

Statistics Office of Vietnam. Tổng cục Thống kê”. (https://bom.so/mlwV3F)

12. Trần Cẩm Linh (2014), “Phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng

suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam”. (https://bom.so/eLQUUH)

13. Phạm Đình Lâm, Nguyễn Chí Tâm (2018), “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

22

14. Phùng Thế Đông, Đỗ Hữu Bình (2019), “Tác động của lao động và nguồn vốn đến

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

23

PHỤ LỤC

Bảng phụ lục 1. Bảng kết quả thống kê mô tả của các biến

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

24

Bảng phụ lục 3. Mô hình OLS

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

25

Bảng phụ lục 5. Mô hình hồi quy FEM

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

26

Bảng phụ lục 7. Kiểm định Hausman

Phương pháp định lượng & Dự báo kinh tế Nhóm: FEM

27

Bảng phụ lục 9. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNGXÃ HỘI TẠI CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU ÁTHÁI BÌNH DƯƠNG GIAIĐOẠN 20002019 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)