Trọng số vết vi phân và vết tuyến tính

Một phần của tài liệu thuật toán mã hóa và ứng dụng phần 3 docx (Trang 29 - 30)

( aQ W( )a W( Q

4.4.5 Trọng số vết vi phân và vết tuyến tính

Trong [10], J. Daemen đã chứng minh rằng:

1. Số truyền của vết vi phân cĩ thểđược xấp xỉ bằng tích số của các S-box hoạt động

2. Độ tương quan của vết tuyến tính cĩ thểđược xấp xỉ bằng tích số của độ tương quan giữa đầu ra-đầu vào của các S-box hoạt động.

Trong chiến lược thiết kế thuật tốn Rijndael, S-box được chọn sao cho giá trị lớn nhất của số truyền và giá trị lớn nhất của độ tương quan càng nhỏ càng tốt. Bảng thay thế S-box được chọn cĩ giá trị lớn nhất của số truyền và giá trị lớn nhất của độ tương quan lần lượt là 2-6 và 2-3.

Ngồi ra, số lượng S-box hoạt động trong vết vi phân hay vết tuyến tính lan truyền qua bốn chu kỳ mã hĩa của thuật tốn nguyên thủy, phiên bản 256/384/512-bit và phiên bản 512/768/1024-bit lần lượt là 5(Nb+1), 9(Nb+1) và

17(Nb+1) với Nb là số cột trong một trạng thái (phần chứng minh được trình bày trong 4.4.4-Sự lan truyền mẫu). Như vậy, cĩ thể kết luận rằng:

1. Mọi vết vi phân lan truyền qua bốn chu kỳ của thuật tốn Rijndael cĩ số truyền tối đa là 2-30(Nb+1)

2. Mọi vết vi phân lan truyền qua bốn chu kỳ của thuật tốn mở rộng 256/384/512-bit cĩ số truyền tối đa là 2-54(Nb+1)

3. Mọi vết vi phân lan truyền qua bốn chu kỳ của thuật tốn mở rộng 512/768/1024-bit cĩ số truyền tối đa là 2-102(Nb+1).

4. Mọi vết tuyến tính lan truyền qua bốn chu kỳ của thuật tốn Rijndael nguyên thủy cĩ độ tương quan tối đa là 2-15(Nb+1).

5. Mọi vết tuyến tính lan truyền qua bốn chu kỳ của thuật tốn mở rộng 256/384/512-bit cĩ độ tương quan tối đa là 2-27(Nb+1).

6. Mọi vết tuyến tính lan truyền qua bốn chu kỳ của thuật tốn mở rộng 512/768/1024-bit cĩ độ tương quan tối đa là 2-51(Nb+1).

4.5 Khảo sát tính an tồn đối với các phương pháp tấn cơng khác

Một phần của tài liệu thuật toán mã hóa và ứng dụng phần 3 docx (Trang 29 - 30)