Nhận dạng nguồn thải

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khíNghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ . (Trang 115 - 117)

PAHs có thể được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau và hàm lượng của chúng có thể được thay đổi tùy thuộc vào quá trình tạo ra PAHs. Mỗi nguồn thải có khả năng tạo thành một số PAHs cá thể vượt trội so với các nguồn khác. Do đó, tỷ lệ chẩn đoán PAHs được coi là các chỉ thị góp phần nhận dạng đặc điểm nguồn thải. Ý nghĩa về tỷ lệ của một số PAHs được trình bày trong Bảng 3.16.

Tỷ lệ chẩn đoán PAH, bao gồm ∑COMB/∑16PAHs, Ant/(Ant+ Phe), Fth/(Fth + Pyr), B[a]A/(B[a]A + Chr), I[1,2, 3-cd]P/(I [1,2,3-cd]P+B[ghi]P), được sử dụng làm chất đánh dấu hóa học để xác định các nguồn PAHs [152, 153], trong đó ∑COMB

bao gồm: Fth, Pyr, B[a]A, Chr, B[k]F, B[b]F, B[a]P, I[1,2,3-cd]P và B[ghi]P. Các địa điểm tiến hành nghiên cứu là khá tương đồng nhau về phương thức lấy mẫu, điều

102

kiện đốt, yếu tố khí tượng, độ ẩm của rơm rạ nên kết quả cho thấy khoảng dao động của kết quả là tương đối nhỏ.

Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ chẩn đoán PAHs trên PM10 và TSP là tương tự nhau, nhưng tỷ lệ đóng góp khác nhau (Bảng 3.16). Tỷ lệ Fth/(Fth + Pyr) là 86% đối với PM10 và 85% đối với TSP; B[a]A/(B[a]A + Chr) là 44% đối với PM10 và 43% đối với TSP. So sánh tỷ lệ chẩn đoán PAHs trên bụi trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác cho thấy Fth/ (Fth + Pyr) cao hơn trong các nghiên cứu khác, tuy nhiên, tỷ lệ I[1,2,3-cd]P/(I [1,2,3-cd]P+B[ghi]P) thì ngược lại. Tỷ lệ B[a]A/(B[a]A+Chr) tương tự với kết quả của Samae và cộng sự (2021) [154], thấp hơn so với báo cáo của Pham và cộng sự (2019) [17], tuy nhiên cao hơn so với nghiên cứu của Wiriya và cộng sự (2016) [137]. Các tỷ lệ này khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau vì sự khác biệt trong phương pháp tiến hành đốt, độ ẩm của rơm rạ, điều kiện khí hậu. Đối với nghiên cứu của nhóm tác giả Pham và cộng sự (2019) tại miền Bắc Việt Nam tiến hành thí nghiệm với hàm lượng cacbon là 39,4%, trong khi nghiên cứu của Wiriya và cộng sự (2016) đã tiến hành thử nghiệm đốt cháy với độ ẩm của rơm rạ là 9,32% và hàm lượng cacbon là 36,19%. Nghiên cứu này tiến hành các thí nghiệm trong điều kiện đốt không kiểm soát với độ ẩm và hàm lượng cacbon trung bình lần lượt là 27% và 44%. Như vậy các cặp tỷ lệ chẩn đoán PAHs này có thể được sử dụng như chất chỉ thị để xác định nguồn đốt rơm rạ cụ thể.

Kết quả Bảng 3.16 chi ra cặp tỷ lệ B[a]P/B[k]F trong các mẫu đốt là (4,3 ± 1,2) cao hơn trong khí thải xe máy (2,6 ± 1,1) [155]. Hơn nữa, tỷ lệ B[a]P/∑COMB trên TSP từ mẫu đốt là 7,1 ± 2,6% cao hơn đáng kể so với nó trong khí thải xe máy (2,2 ± 1,6%) [155]. Từ hai dữ liệu này có thể kết luận PAHs được xác định trong mẫu đốt của nghiên cứu này không phải đến từ nguồn khí thải giao thông. Điều này hoàn toàn hợp lý với điều kiện lấy mẫu thực tế khi mẫu đốt được thực hiện ở giữa cánh

103

đồng, cách xa đường giao thông, hoạt động dân sinh và hoạt động công nghiệp. Thêm vào đó, Fth/ (Fth + Pyr) trong các mẫu đốt là 0,93 ± 0,004 (> 0,5). Kết quả này có thể kết luận các PAHs trong nghiên cứu này đến từ quá trình đốt sinh khối [38, 156]. Do đó, những kết quả này khẳng định lại rằng các tỷ lệ B[a]P/B[k]F, B[a]P/∑COMB và Fth/(Fth + Pyr) có thể được sử dụng làm tỷ lệ chẩn đoán để xác định nguồn PAHs phát ra từ quá trình đốt rơm rạ.

Bảng 3.16. So sánh tỷ lệ chẩn đoán PAHs trên PM10 và TSP với các nghiên cứu khác

Tỷ lệ PAH Nghiên cứu này Nghiên cứu trước đây

∑COMB/∑16 PAHs 0,95 ≈ 1 B[a]P/∑COMB 7,1 ± 2,6 2,2 ± 1,6 [155] B[a]P/ B[k]F 4,3 2,6 Fth/(Fth+Pyr) 0,93 ± 0,004 0,39- 0,41[154]; 0,51-0,57[17]; 0,49 – 0,52[137]; 0,45-0,56[42] Ant/(Ant+ Phe) 0,33 0,83[154] B[a]A/ (B[a]A +Chr) 0,43 – 0,44 0,22- 0,24 [154]; 0,65 -0,71[17]; 0,43 – 0,55 [137] I[1,2,3-cd]P/ (I[1,2,3-cd]P + B[ghi]P) 0,18-0,19 0,46-0,47 [154]; 0,56-0,59 [137] ; 0,60-0,64 [36]

∑COMB là (Fth, Pyr, B[a]A, Chr, B[k]F, B[b]F, B[a]P, I[1,2,3-cd]P và B[ghi]P)

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khíNghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ . (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)