rơm rạ
Sử dụng hai cơ sở dữ liệu là Web of Science cho các ấn phẩm tiếng Anh và Cơ sở dữ liệu quốc gia tại Việt Nam để tổng hợp các nghiên cứu xác định hệ số phát thải từ hoạt động đốt rơm rạ. Kết quả tổng hợp có khoảng 284 bài nghiên cứu đã được công bố và trích dẫn để phân tích dữ liệu [91]. EFs của các chất ô nhiễm không khí điển hình, bao gồm CO2, CO, PM2.5, SO2, NOx và PAHs, được tổng hợp trong phần Phụ lục 1. EFs được tính bằng đơn vị đo khối lượng chất ô nhiễm trên khối lượng nhiên liệu đốt.
(A) S
ố lượng các công trình công bố EF hàng năm (B) Số lượng các nghiên cứu
xác định EF của các quốc gia
Nguồn: [91]
Từ Hình 1.3 có thể thấy trong một vài năm gần đây, số lượng các nghiên cứu xác định hệ số phát thải tại đồng ruộng, tuy có tăng về số lượng nhưng vẫn còn hạn chế tại một vài quốc gia điển hình như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Malawi, Benin, Rwanda, Zambia, Bangladesh, Kenya, Thái Lan và Việt Nam [91]. Trong các nghiên cứu tại đồng ruộng kể trên, hầu hết được thực hiện ở một làng hoặc một số làng trong một vùng và có quy mô mẫu nhỏ, ngoại trừ một vài nghiên cứu xuyên quốc gia. Các nghiên cứu kết hợp giữa phòng thí nghiệm và hiện trường hiện nay còn rất hạn chế. Tại Thái Lan, nghiên cứu xác định hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt rơm rạ được thực hiện bằng phương pháp cân bằng cacbon trên cả thí nghiệm tại đồng ruộng và thí nghiệm trong phòng thí nghiệm [32, 116]. Đối với nghiên cứu này, quan trắc hiện trường áp dụng đối với phương thức đốt rải được triển khai.
Tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, hệ số phát thải của chất ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt rơm rạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giống lúa, đặc điểm thành phần tính chất của rơm rạ, phương thức thu hoạch và phương thức đốt, độ ẩm của nhiên liệu, đặc điểm khí hậu khu vực đốt. Do đó, việc xác định một bộ hệ số phát thải đặc trưng cho điều kiện khí hậu riêng của mỗi quốc gia là điều cần thiết. Tại Việt Nam, gần đây một nghiên cứu được thực hiện tại miền Bắc bởi nhóm tác giả Pham.C.T và cộng sự (2021), trong đó các hệ số phát thải tại đồng ruộng và phòng thí nghiệm cũng được thực hiện. Kết quả nghiên cứu này đã xác định được hệ số phát thải của TSP, PM2,5, CO, CO2, SO2, NO2, 10 PAHs và không nghiên cứu hệ số phát thải của VOCs, một nhóm hợp chất quan trọng phát sinh từ hoạt động đốt rơm rạ trong việc ảnh hưởng đến khí quyển. Trong nghiên cứu này, rơm rạ sau thu hoạch được chất thành đống và tiến hành đốt.
Trong khi đó, có sự khác biệt đáng kể về khí hậu giữa miền Bắc và miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Ở miền Bắc có mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình
20°C [117] trong khi ở Miền Tây Nam Bộ nắng nóng quanh năm với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20-35°C . Sự khác biệt này dẫn đến một số yếu tố khác nhau, bao gồm cả lịch thời vụ khác nhau giữa hai vùng. Miền Bắc chỉ có hai vụ lúa/năm, trong khi đó ở Miền Tây Nam Bộ một năm có ba vụ lúa/năm, thậm chí bảy vụ lúa chao hai năm. Do đó, thời gian thu hoạch, phương thức thu hoạch, và điều kiện không khí xung quanh (nhiệt độ và độ ẩm) cũng khác nhau. Hơn nữa, diện tích trồng lúa và cách thức thực hiện đốt rơm rạ giữa hai vùng cũng không giống nhau. Ở miền Bắc, rơm rạ chất thành từng đống nhỏ rồi đốt trong khi đó ở miền Tây Nam Bộ thì rơm rạ được phơi khô tự nhiên, rải trên ruộng rồi đốt. Miền Tây Nam Bộ được coi là vùng trồng lúa lớn nhất cả nước và cũng có tỷ lệ đốt rơm rạ cao nhất [9, 10], các nghiên cứu về đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở vùng này vẫn còn rất khan hiếm. Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, một số công trình được tìm thấy trong nguồn cơ sở dữ liệu mở. Một nghiên cứu như vậy đã sử dụng phương pháp đốt trong chụp hút để xác định hệ số phát thải của các khí nhà kính như CH4 và N2O từ quá trình đốt rơm rạ ở Miền Tây Nam Bộ [118]. Do đó, nghiên cứu này được thiết kế để tiến hành các thí nghiệm đốt rơm rạ tại hiện trường (đốt hở) khu vực miền Tây Nam Bộ nhằm đánh giá phát thải các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt rơm rạ.