Bước 7. Chuẩn bị cho thử nẹp trên người bệnh
- Vẽ đường xác định để cắt nẹp.
- Mài sơ qua trước khi thử, không để lại cạnh sắc, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong khi thử.
- Thử nẹp trên người bệnh, dùng băng dính để cố định nẹp trong khi thử - Quan sát và kiểm tra nẹp trên người bệnh trước, trong và sau khi đeo nẹp tối thiểu 20 phút
- Sửa chỉnh cần thiết trong qua trình thử nẹp trên người bệnh (kiểm tra đường cắt, điểm tỳ đè…)
Bước 8. Hoàn thiện nẹp
- Cắt, mài, đánh bóng và loe đường viền nẹp - Khoan lỗ thoáng
- Mài và làm nhẵn đường viền nẹp
- May dây khóa, tán dây khóa, dán đệm xốp và đệm tăng cường.
- Thử nẹp lần hai, quan sát, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản nẹp.
Bước 9. Kiểm tra nẹp, đánh giá lại lần cuối trước khi giao nẹp
- Kiểm tra nẹp, đánh giá lại lần cuối - Giao nẹp cho người bệnh
VI. THEO DÕI, TÁI KHÁM
1. Theo dõi người bệnh trong quá trình làm nẹp. 2. Tái khám
- Định kỳ 3-6 tháng/lần
- Đánh giá kết quả sử dụng của nẹp với tiêu chí và yêu cầu đặt ra ban đầu cho người bệnh.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh với nẹp bàn chân được cung cấp. - Độ vừa vặn của nẹp.
- Kiểm tra tình trạng nẹp nếu dây đai, khóa, đệm lót hỏng do quá trình sử dụng: thay dây đai, khóa, đệm lót, sửa chỉnh cho vừa vặn, phù hợp.
- Chỉ định làm mới trong các trường hợp sau: + Hết thời gian sử dụng của nguyên vật liệu