3.1. Cơ hội:
• Vị thế của công ty trong ngành: Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước có quy mô nhà máy lớn nhất cả nước với công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm.
• Dân số đông cơ hội để mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm.
• Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám sát các giao dịch.
• Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân ngày càng tăng thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng định thương hiệu.
• Việt Nam ra nhập WTO giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, khoa học công nghệ của nước ngoài.
• Chính phủ không ngừng đưa ra các đường lối chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. • Là doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu rõ hơn các doanh nghiệp nước
ngoài về văn hóa Việt Nam, giúp nhà quản trị đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp, có hiệu quả.
• Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế.
• Thị trường sữa Việt Nam là thị trường tiềm năng, cơ hội phát triển cao. • Vinamilk có hệ thống nhà cung cấp lớn, ổn định, chất lượng nguyên liệu
• Sản phẩm thay thế không nhiều làm giảm áp lực cạnh tranh.
• Các đối thủ cạnh tranh muốn gia nhập thị trường cũng phải chịu nhiều rào cản lớn như: vốn cao, kỹ thuật chế biến sữa phức tạp, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào tốt...
• Là doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, tạo cơ hội mở rộng thị trường.
3.2 Thách Thức:
• Dân số đông và tăng nhanh khiến các doanh nghiệp chịu sức ép rất lớn đến những vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, giảm năng suất và hiệu quả lao động.
• Việc tập trung dân cư cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp để tồn tại và phát triển.
• Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế...)
• Gia nhập WTO xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như vốn lớn, công nghệ hiện đại, nhiều kinh nghiệm quản lý...
• Các thủ tục hành chính, cơ chế quản kinh tế ở Việt Nam: còn quá rườm rà, gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh.
• Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những mối lo sau: Thiếu hụt nguyên liệu, chi năng lượng tăng, mức độ ô nhiễm tăng.
• Nguy cơ đối thủ tiềm ẩn lớn vì sữa là thị trường tiềm năng.
• Nguyên liệu sữa chủ yếu là nhập khẩu nên phải chịu áp lực chi phí cao và biến động tỷ giá.
• Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vinamilk là những đối thủ cũng có thương hiệu, công nghệ sản xuất cao, chiến lược Marketing tốt như: Dutch Lady, Hanoimilk, BaVì.
• Sản phẩm sữa tại Việt Nam chưa được coi là thiết yếu nên mức tiêu dùng hiện tại chưa cao.