Các suy hao trong thực tế :

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền hình số - Chương 3 docx (Trang 26 - 28)

Khi thiết kế đường truyền vệ tinh người ta phải chú ý đến ảnh hưởng của các loại suy hao sau :

1/ Suy hao do truyền sóng trong môi trường khí quyển có tính đến ảnh hưởng của hơi nước. Các loại khí, sương mù, mây mưa ... gọi tắt là suy hao đường truyền .

L = LF S + LA

LF S : suy hao Free space ; LA : suy hao khí quyển

2/ Suy hao trong bản thân các thiết bị thu phát tín hiệu như đầu nối dây, dây dẫn sóng ....

+ Suy hao giữa máy phát và Anten (LFTX) được tính bởi quan hệ: PTX = PT . LFTX

PTX : công suất đầu ra bộ khuếch đại của máy phát PT : công suất phát của Anten

+ Từ đây có thể suy ra công suất bức xạ đẳng hướng hiệu dụng:

EIRP = PT GT = (PTX . GT )/ LFTX [W]

+ Suy hao LFRX giữa máy thu và Anten là suy hao tạo nên bởi các feeder dẫn sóng và các đầu nối, để công suất thu là PR thì tại đầu vào máy thu có công suất :

PRX =PR / LFRX 3/ Suy hao do Anten thu và phát lệch nhau .

Khi Anten thu và phát lệch nhau sẽ tạo ra suy hao vì búp sóng chính của

Anten thu không hướng đúng chùm tia Phát xạ của Anten phát.

LT[dB] = 12 (T/3dB)2 LR[dB] = 12 (R/3dB)2 4/ Suy hao do không đúng phân cực .

Loại suy hao này cũng không thể bỏ qua khi Anten thu không hướng đúng

hướng phát cùng với phân cực của sóng mang thu, ví dụ đối với sóng điện từ phát

đi được phân cực tròn thì chỉ trên trục bức xạ phân cực bị bức xạ của Anten sóng

mới có phân cực tròn, ngoài trục bức xạ phân cực bị biến dạng thành Elip, ngoài ra

khi truyền trong môi trường phân cực bị biến đổi do môi trường ...

+ Nếu gọi  là góc giữa hai mặt sóng thì suy hao do lệch phân cực được biểu diễn :

L POL = 20lg(cos)

và thường lấy bằng 3 dB trong trường hợp phân cực tròn .

Tính đến 4 loại suy hao kể trên ta có thể biểu diễn công suất tín hiệu thu như

sau:

PRX = PTx Gmax

1 1 [W] LT LFTX LA LFS LR LFRX LPOL LT LFTX LA LFS LR LFRX LPOL

Kết luận :

Chất lượng tín hiệu trên đường truyền giữa máy phát và máy thu được đánh

giá bằng tỉ số giữa công suất tín hiệu so với công suất phổ tạp âm C/N. Đây hàm

số của đặc tính thiết bị sử dụng trên đường truyền, EIRP của máy phát, hệ số phẩm

chất trạm thu và đặc tính môi trường truyền sóng.

Chất lượng đường lên được đánh giá bằng (C/N)u, còn chất lượng đường

xuống được đánh giá bằng tỉ số (C/N)D , ảnh hưởng của môi trường truyền sóng

đến đường lên và đường xuống rất khác nhau, ví dụ mưa lảm giảm tỉ số (C/N)u bằng cách làm giảm công suất tín hiệu thu tuyến lên tại đầu vào Anten vệ tinh, với

tuyến xuống nó lại giảm tỉ số (C/N)D theo cách giảm công suất tín hiệu thu tuyến

xuống và tăng nhiệt độ tạp âm tuyến xuống .

Qua chương tính toán đường truyền và được kiểm nghiệm qua thực tế trong kỳ Seagames , và cuộc đua xe đạp xuyên việt vừa qua tại Đài Truyền Hình Thành

Phố Hồ Chí Minh với công suất phát và thu vẫn hợp lý và ở ngưỡng cho phép để

ta có thể điều chỉnh mức năng lượng hợp lý trên vệ tinh để thu tín hiệu trong ngưỡng cho phép

-65dBw → - 25dBw, đối với thời tiết tốt hay trới có mưa, để đảm bảo tín hiệu không bị dừng hình để điều chỉnh BER (Bit Error Rate) cho hợp lý ,ứng với đường kính anten và công suất phát để điều chỉnh bộ phận HPA cho tối ưu.

Một phần của tài liệu Giáo trình truyền hình số - Chương 3 docx (Trang 26 - 28)