Bài tập 1: Khi tìm các quan hệ từ tiếp theo thể hiện phương thức nối, cần lưu ý: tìm đúng quan hệ từ phù hợp với ý nghĩa của nhóm.
Bài tập 2: Các bạn tìm các từ ngữ chuyển tiếp có trong tiếng Việt cho từng
nhóm ý nghĩa.
Bài tập 3: Đây là bài tập nhằm giúp các bạn ôn lại các phương thức và
phương tiện liên kết. Qua bài tập này, các bạn nhận thức thêm rằng: đoạn văn cùng một lúc có thể sử dụng nhiều phương thức và phương tiện liên kết khác nhau.
Đoạn văn gồm 5 câu, trong đó gần như sử dụng tất cả các phương thức và phương tiện liên kết.
– Lặp: Các từ ngữ: tinh thần yêu nước, của quý, có khi, trưng bày, kín
đáo,....
Câu (2) và (3) lặp kết cấu ngữ pháp
– Liên tưởng: Vì tinh thần yêu nước đã được so sánh với của quý nên có rất nhiều từ ngữ trong đoạn văn nằm trong quan hệ liên tưởng với từ này, như: tủ kính, bình pha lê, rương, hòm, cất giấc, trưng bày. Bên cạnh đó lại có những từ nằm trong quan hệ liên tưởng với yêu nước: tinh thần, bổn phận, giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, công cuộc kháng chiến,...
– Thế: Thế bằng chỉđịnh từấy
– Nối: Từnhưng (ở câu 3) có tác dụng nối và nêu quan hệđối với lập giữa câu (2) với câu (3).
– Trật tự sắp xếp: Các câu trong đoạn được sắp xếp theo trật tự phù hợp, chặt chẽ. Không thể đổi chỗ bất cứ một câu nào. Điều này nói lên rằng các câu trong đoạn văn này ngoài liên kết thống nhất về chủđề tinh thần
yêu nước, còn có liên kết logic vô cùng chặt chẽ.
VĂN BẢN
Hoạt động 1: Định nghĩa văn bản Thông tin
Sau đây là một văn bản:
HƯƠU VÀ RÙA
Hươu và Rùa, kẻ sống trong rừng, người sống dưới nước, nhưng rất thân nhau.
Một hôm, trời về chiều, gió thổi hiu hiu. Hươu đi ăn, chẳng may trúng cạm của người dưới bản. Hươu cố giãy giụa nhưng không tài nào thoát ra được. Hươu kêu cứu vang cả núi rừng.
Rùa ở dưới nước nghe thấy tiếng Hươu kêu cứu vội vã bơi vào bờ tìm cách cứu Hươu thoát nạn.
(Theo Hoàng Hạc)
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Tìm chủđề của văn bản và chứng minh sự thống nhất về chủ đề trong văn bản. Tại sao văn bản có tên là: Hươu và Rùa? Bạn hãy thửđặt tên khác cho văn bản.
Nhiệm vụ 2: Tìm bố cục ba phần của văn bản và phân tích quan hệ chặt chẽ
hợp lí giữa các phần đó với nhau.
Nhiệm vụ 3: Phân tích sự liên kết và mạch lạc (triển khai ý rõ ràng, rành mạch có lớp lang) giữa các câu trong từng đoạn văn
Nhiệm vụ 4: Các bạn hãy thảo luận để thống nhất thế nào là một văn bản.
đánh giá
Đánh dấu vào trước quan niệm mà bạn cho là đúng.
a) Văn bản là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. b) Văn bản phải đảm bảo tính trọn vẹn và thống nhất về chủđề. c) Văn bản phải đảm bảo mạch lạc, liên kết.
d) Văn bản được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ
e) Cả bốn đặc tính trên
Hoạt động 2: Tìm hiểu đích của văn bản Thông tin
Văn bản vừa là sản phẩm lại vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bởi vậy, văn bản phải có tính hướng đích. Đích của văn bản là tác động về nhân thức, tư tưởng tình cảm và hoạt động đối với người
đọc và người nghe.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:Đọc lại văn bản Hươu và Rùa
Nhiệm vụ 2: Phân tích nội dung tác động và sự thể hiện của chúng về nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động trong văn bản Hươu và Rùa.
Nhiệm vụ 3: Theo bạn, có phải lúc nào các nội dung tác động của văn bản
cũng có giá trị ngang nhau không. Hãy liệt kê một số loại văn bản trong
SGK Tiếng Việt tiểu học và cho biết nội dung tác động chủ yếu của chúng.
đánh giá
Hãy phân tích đích tác động của bài thơ sau đây và cho biết đích nào là chủ
yếu.
MỪNG XUÂN 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào Tiến lên! Chiến sĩđồng bào Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
(Hồ Chí Minh)
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần nội dung của văn bản Thông tin
Thông tin 1: Văn bản nào cũng phải có các thành phần nội dung. Có thể
khái quát các thành phần nội dung sau đây của văn bản: – Nội dung sự vật;
– Nội dung biểu cảm;
– Nội dung hành động.
Tuỳ thuộc vào mục đích tác động mà vai trò của các thành phần nội dung
trong văn bản cũng khác nhau. Cách thể hiện các thành phần nội dung trong
văn bản cũng khác nhau. Có thành phần được bộc lộ trực tiếp, tường minh nhưng cũng có thành phần được bộc lộ một cách gián tiếp, người đọc cần phải suy diễn mới tìm ra được.
Thông tin 2:
Sau đây là hai văn bản hoàn chỉnh thuộc hai loại khác nhau:
HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này.
Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này, lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như
con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảnh sắc mơ hồng
ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con
đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn thuỷ ngân bắt
cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban
đầu của nó.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
HỘI TÂY
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom nghé hát chèo, Cây sắc cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo, Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
(Nguyễn Khuyến)
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Phân tích các thành phần nội dung trong văn bản Hoàng hôn
trên sông Hương và cho biết:
– Thành phần nội dung nào là chủ yếu và được thể hiện trực tiếp
– Thành phần biểu cảm của văn bản là gì? Chúng được thể hiện như thế
nào?
Nhiệm vụ 2: Phân tích các phương diện sau đây của bài Hội Tây. – Bài thơ nói đến sự kiện gì? Hãy tóm tắt những chi tiết của sự kiện đó.
– Bài thơđã gợi cho người đọc những cảm xúc gì? Cảm xúc đó được thể
hiện bằng những yếu tố ngôn ngữ nào?
– Bài thơ có nội dung hoạt động không? Hãy phân tích thành phần nội dung
đó và cho biết cách thể hiện thành phần nội dung này.
Nhiệm vụ 3: Trình bày tóm tắt các thành phần nội dung của văn bản và vai trò cũng như cách thể hiện của chúng. đánh giá 1. Đánh dấu 3 vào các ý kiến mà bạn cho là đúng a) (1) Văn bản có nội dung tác động nhận thức, nội dung biểu cảm (2) Văn bản có nội dung sự vật (phản ánh các sự kiện, suy nghĩ, ý kiến) (3) Văn bản có các thành phần nội dung: sự vật, biểu cảm và hoạt động. b)
(1) Các thành phần nội dung của văn bản đều bộc lộ trực tiếp bằng câu chữ
trong văn bản
(2) Các thành phần nội dung có khi được bộc lộ trực tiếp bằng câu chữ
trong văn bản cũng có khi gián tiếp, cần phải suy diễn mới tìm ra được. c)
(1) Các thành phần nội dung của văn bản có giá trị thông tin như nhau
(2) Giá trị thông tin và tầm quan trọng của các thành phần nội dung trong
văn bản không hoàn toàn như nhau.