4 RAMS đường sắt
4.8 Khái niệm an toàn khi có sự cố (Fail-safe concept)
4.8.1 Tiêu chuẩn này sử dụng một phương pháp quản lý rủi ro mở rộng đối với an toàn. Phương pháp này là thống nhất với khái niệm an toàn khi có sự cố được các kĩ sư đường sắt xây dựng.
4.8.2 Trong giai đoạn đầu của ngành đường sắt, khái niệm an toàn khi có sự cố cố hữu đã được sử dụng. Dựa vào một tập hợp các giả thuyết, khái niệm này dựa trên việc sử dụng các bộ phận có dạng hư hỏng được xây dựng chuẩn và điều kiện an toàn tồn tại trong trường hợp hư hỏng một trong các tổng thành của nó. Tất cả những bộ phận như vậy được sắp xếp sao cho không cho phép một hệ thống được xây dựng có điều kiện vượt quá trạng thái không có hư hỏng.
4.8.3 Nói chung, tính đúng đắn của khái niệm là dựa trên kinh nghiệm nhưng bị giới hạn khả năng áp dụng đối với việc xây dựng và sử dụng các hệ thống lớn, phức tạp có sử dụng các bộ vi xử lý có trên thị trường. Sự phát triển theo cấp số mũ về số lượng các kết hợp hư hỏng được xem xét khi sử dụng những bộ phận này có nghĩa là phương pháp mang tính quyết định thường là không thể thực hiện được. Với các hệ thống phức tạp này, phương pháp mang tính xác suất có thể được sử dụng hiệu quả.
4.8.4 Phương pháp an toàn khi có sự cố có thể đúng đối với các bộ phận của một hệ thống và không bị giới hạn sử dụng bởi tiêu chuẩn này, giống như các phương pháp mang tính quyết định khác. Đối với tất cả các phương pháp, cần thiết phải đạt được sự phù hợp với các yêu cầu RAMS cụ thể đối với hệ thống.