- Các cấp độ Cũng giống như phương pháp, PPL có nhiều cấp độ khác nhau:
a) Nguyên tắc toàn diện Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét SV,HT với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định.
Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”
(V.I. Lênin, Toàn tập, t. 42, tr. 384)
Hồ Chí Minh: “Cán bộ trong khi học tập nghiên cứu như nghiên cứu về xã hội, con người và sự vật thì phải xem xét toàn diện, xem quá khứ, nhất là xem hiện tại để hiểu biết và suy đoán tương lai. Có thế mới nhận định tình hình, mới nhận xét sự việc xảy ra được đúng đắn”.
(Hồ Chí Minh, Nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị Trường Đại học Nhân dân, 10-1-1959)
Đối lập với PBC, quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện..
Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau.
Thuật nguỵ biện thì cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.
Vận dụng quan điểm toàn diện trong cách mạng dân tộc dân chủ: đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp, v.v..
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để; đồng thời phải xác định khâu then chốt. Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới tư duy. Kết hợp nội lực và ngoại lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại…