Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

Một phần của tài liệu Chuyên đề 2: Tài chính doanh nghiệp ppsx (Trang 45 - 47)

VIII. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2. Đầu tư vốn điều kiện không có rủi ro

2.3. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)

a) Khái niệm: Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (DAĐT)

là giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV).

Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại ròng của dự án.

Như đã đề cập ở phần xác định dòng tiền, để giảm bớt khối lượng tính toán, người ta đã xác định dòng tiền thuần hàng năm. Do đó, giá trị hiện tại ròng là khoản tiền chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng năm với khoản vốn đầu tư ban đầu.

b) Phương pháp xác định: o n i t t CF r CF NPV    1 (1 ) Trong đó:

+ CFt : Dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm t. + CF0 : Vốn đầu tư ban đầu tư ban đầu của dự án. + n : Vòng đời của dự án.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn

- Khi NPV < 0, thì dự án đầu tư bị từ chối.

- Khi NPV = 0 thì tùy vào điều kiện và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

- Khi NPV > 0, thì ta chia ra các trường hợp sau:

+ Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất là dự án được lựa chọn

d) Xác định tỷ lệ tỷ lệ chiết khấu

Khi sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng, cần phải lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu để đưa các khoản tiền trong tương lai về hiện tại. Tỷ lệ chiết khấu thường được dùng là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án. Chi phí sử dụng vốn bình quân là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với số vốn đầu tư cho dự án.

i i n i r f R  1

trong đó: R: chi phí sử dụng vốn bình quân

fi: tỷ trọng của nguồn vốn i so với tổng vốn đầu tư ri: chi phí sử dụng vốn nguồn vốn i

n: tổng số nguồn vốn được sử dụng

e) Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV

Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV có nhiều ưu điểm hơn các tiêu chuẩn khác bởi vì:

Thứ nhất, tiêu chuẩn NPVghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian. Bất kỳ một nguyên tắc đầu tư nào không ghi nhận giá trị thời gian của tiền tệ thì sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn được.

Thứ hai, NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ liệu, đó là dòng tiền được dự đoán từ dự án và chi phí cơ hội đồng vốn. Bất kỳ một dự án đầu tư nào mà kết quả thẩm định bị tác động bởi chủ quan của nhà quản lý, sự lựa chọn phương pháp kế toán hoặc khả năng sinh lợi của những dự án độc lập khác đều sẽ dẫn đến những quyết định không đúng.

Thứ ba, Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có thể cộng dồn nó lại. Nếu bạn có hai dự án A và B, tiêu chuẩn NPV sẽ giúp bạn biết được nhanh chóng giá trị hiện tại NPV của dự án đầu tư kết hợp là:

NPV (A + B) = NPV (A) + NPV (B)

Tính chất có thể cộng dồn như trên có ý nghĩa quan trọng. Giả định dự án B có NPV âm, nếu bạn kết hợp nó với dự án A, dự án kết hợp (A+B) sẽ có một NPV thấp hơn NPV của bản thân dự án A. Do đó bạn sẽ không bị sai lầm trong việc chấp nhận dự án xấu B chỉ bởi vì nó được gói chung với dự án A. Như chúng ta biết các tiêu chuẩn khác không có tính chất cộng dồn này. Nếu bạn không cẩn thận bạn có thể bị đánh lừa trong quyết định một gói dự án tốt và dự án xấu có thể sẽ tốt hơn là dự án tốt một mình.

Tuy nhiên tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng - NPV có nhược điểm là nó không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn hoặc quy mô vốn của các dự án khác nhau.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 2: Tài chính doanh nghiệp ppsx (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)