Quả báo là một định luật, rõ ràng, minh bạch, công bằng và khoa học vô cùng - Cũng giống như ta ném cái banh vào tường trái banh sẽ dội ngược lại.
Luật quả báo không phân biệt một ai, nó như là định luật tự nhiên, như định luật phản chiếu của gương trong Vật Lý: Có tia tới thì có tia phản chiếu, cân phân rõ ràng không hơn không kém: góc tới bằng góc phản chiếu; nếu gây nhân tốt thì gặp quả tốt gây nhân xấu thì nhận quả xấu. Nhân xấu gây nhiều thì sẽ nhận quả xấu nhiều và trái lại. Do đó mới có câu: Nhân nào quả ấy hoặc Ai gieo giống chi thì sẽ phải gặt lấy giống ấy. Hoặc Kẻ nào sử dụng gươm đao, kẻ ấy sẽ bị chết vì gươm đao (thiên Apocalypse - chương 13). Như vậy kẻ nào giết người thì kẻ đó sẽ phải bị giết. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà khó lọt, bởi luật Quả báo thật công bằng.
Những kẻ sát nhân dù có trốn tránh, đánh lạc hướng thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng bị bắt và bị đền tội. Có điều kỳ diệu là ngay trong bản thể của mỗi con người còn có một “năng lực” liên hợp với luật quả báo trong tự nhiên. Cái Năng lực lạ lùng đó chính là Lương tâm. Có kẻ sát nhân đã trốn tránh và qua mặt pháp 1uật nhưng một thời gian sau tự nhiên ra nộp mình. Chính các năng lực vô hình vừa kể đã thôi thúc y tuân theo luật quả báo một cách tự nhiên. Cái năng lực vừa kể đó đã ảnh hướng mạnh mẽ lên một năng lực khác ẩn tàng trong mỗi con người đó là các Thiện Tâm, cái Ân hận hay sự Sám hối. Năng lực này khi phát tỏa ra nơi mỗi người sẽ tạo nên một sức mạnh vô song có khả năng làm giảm bớt rất nhiều những hậu quả của luật Quả báo. Acoka Vardhan, bạo chúa lừng danh Ấn Độ thường ra lệnh xây dựng nhà tù lớn để giam cầm vô số tù nhân và đặc ra những hình phạt dã man để tra tấn họ như thả vào chảo dầu sôi. Về sau bạo chúa tự nhiên ra lệnh dẹp bỏ các hình phạt và trở thành một ông vua đạo hạnh. Tuy nhiên chính nhà vua cũng biết những hành động tàn ác của mình đã làm trước đây không thể nào hoàn toàn gột rửa sạch tất cả, có chăng là sự ân hận sám hối và sống nhân đức sẽ