Gợi ý một số giải pháp nâng cao lợi nhuận NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 68 - 72)

Từ những phân tích kết quả nghiên cứu ở Chương 4 về tác động của các yếu tố nội tại và môi trường vĩ mô tới lợi nhuân ngân hàng tại Việt Nam, tác giả xin gợi ý một số giải pháp đối với nhà quản trị ngân hàng nhằm tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới như sau:

Tăng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Như đã phân tích ở chương 4, theo kết quả hồi quy thì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản là nhân tố có tác động cùng chiều với lợi nhuận của NHTM Việt Nam, nghĩa là

62

khi tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng và ngược lại, do đó mục tiêu của giải pháp này là làm tăng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cho các NHTM Việt Nam.

Để thực hiện được điều này tác giả đề xuất giải pháp:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: Ngân hàng cần phát triển mạnh nhưng có trọng điểm, hiệu quả và an toàn đối với phân khúc, thị phần mà ngân hàng cho là tiềm năng và là thế mạnh của ngân hàng. Bên cạnh đó cần cải thiện chất lượng dịch vụ, thay đổi văn hóa bán hàng theo hướng bán theo rổ sản phẩm, bán chéo bán theo chuỗi.

Thứ hai, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu: thực hiện đề án tái cơ cấu trong đó chú trọng nâng, cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro, vận dụng Nghị quyết 42 xử lý nợ xấu, cần tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng cường thu hồi xử lý rủi ro nhằm lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán, tăng tốc độ tái tạo vốn phục vụ kinh doanh.

Tiết giảm chi phí hoạt động

Để việc giảm chi phí hoạt động của các NHTM đảm bảo hợp lý và không có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tác giả đề xuất một số biện pháp sau: Các NHTM cần có chính sách quản trị chi phí hiệu quả, đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp tiết giảm hợp lý các chi phí không cần thiết như điều chỉnh nhân sự theo tiêu chí gọn, nhẹ, hiệu quả, chi phí thuê mặt bằng giao dịch các chi nhánh hoạt động không hiệu quả. Đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí trong việc sử dụng điện, nước và văn phòng phẩm. Đối với các tài sản cố định hư hỏng, cần nhanh chóng thanh lý hay nhượng bán để thu lại một phần giá trị và tiết kiệm chi phí khấu hao hàng tháng cho các tài sản này. Các NHTM cần nâng cấp công nghệ, chú trọng phát triển hoạt động ngân hàng điện tử. Việc này sẽ giúp tối giản nhiều công đoạn truyền thống, mang lại hiệu quả tiết kiệm chi phí.

63

Hạn chế rủi ro thanh khoản

Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.

Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua,

64

chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc

tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất. rủi ro kỳ hạn.

Thực hiện liên kết hệ thống: Trong hệ thống ngân hàng, nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có thể lây sang ngay các ngân hàng khác. Bản thân một ngân thương mại không chống đỡ được rủi ro hệ thống, do đó cần tính đến tính đồng đều trong quản trị thanh khoản. Do vậy, hệ thống ngân hàng thương mại thời gian này cần tập trung vào xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản trong NHTM; tập trung nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh; liên kết thống nhất giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh...

Tăng thu nhập ngoài lãi

Việc gia tăng thu nhập ngoài lãi góp phần đáng kể vào lợi nhuận của NHTM vì vậy NH cần có biện pháp nhằm khai thác tối đa nguồn lợi này. Một số gợi ý như sau: Các NHTM cần tiếp tục quyết tâm đa dạng hóa nguồn thu nhập sang mảng thu phí và dịch vụ giảm phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống. Hiện nay, dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ đang là mảng đóng góp thu nhập ngoài lãi cao nhất cho ngân hàng. Ngoài ra, việc tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ thấu chi và các chương trình hỗ trợ tín dụng cũng giúp mang lại khoản thu từ phí sử dụng cũng như các khoản lãi trả chậm. Xây dựng và kết nối cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh nâng cấp công nghệ hơn nữa để nỗ lực mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Các phần

65

mềm ngân hàng điện tử đến nay đã liên kết với các dịch vụ thanh toán cước viễn thông, thanh toán hóa đơn tạo ra nhiều giao dịch có thu phí.

Kiểm soát tác động của yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận của ngân hàng

Để kiểm soát tác động của yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận, ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh phù hợp với các chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng nên chú trọng hơn nữa việc giành thị phần cũng như thúc đẩy nhiều hơn trong các dịch vụ. Khi nền kinh tế suy giảm, cần xem xét các giải pháp thu hẹp mức độ thúc đẩy dịch vụ ra thị trường.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần quan tâm lạm phát mục tiêu nhằm cân bằng nguồn lực của ngân hàng, dự báo lạm phát đúng giúp tính toán điều chỉnh phần lãi suất phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng luôn tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)