Kết quả hồi quy trong Bảng 4.10 cho thấy, các nhân tố thuộc hình ảnh điểm đến gồm Đặc điểm tự nhiên (TNH), Tiện nghi du lịch (TNG), Cơ sở hạ tầng (HT), Yếu tố con người (CN), Hỗ trợ của chính quyền (CQ), Bầu không khí du lịch (BKK) đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách với các hệ số β > 0. Điều này có nghĩa khi tăng các biến độc lập thì biến sự hài lòng của du khách tăng lên và ngược lại.
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Mô hình Hệ số chưa điều chỉnh Hệ số điều chỉnh t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF (Hằng số) .079 .121 .657 .512 TNH .207 .049 .233 4.214 .000 .586 1.707 TNG .088 .044 .104 2.019 .045 .682 1.466 HT .129 .049 .127 2.634 .009 .769 1.301 CN .100 .047 .122 2.117 .035 .544 1.838 CQ .179 .054 .178 3.297 .001 .613 1.632 BKK .232 .045 .263 5.196 .000 .698 1.433 a. Biến phụ thuộc: HL
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra
Dựa vào Bảng 4.10, có thể thấy sáu nhân tố của hình ảnh điểm gồm Đặc điểm tự nhiên (TNH), Tiện nghi du lịch (TNG), Cơ sở hạ tầng (HT), Yếu tố con người (CN), Hỗ trợ của chính quyền (CQ), Bầu không khí du lịch (BKK) đều có tác động đến sự hài lòng của du khách với mức ý nghĩa Sig <0.05. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được đưa ra ở Chương 3 được chấp nhận hay nói cách khác các nhân tố của hình ảnh điểm đến tác động tỷ lệ thuận với sự hài lòng của du khách.
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
HL = 0.079 + 0.207*TNH + 0.088*TNG + 0.129*HT + 0.100*CN + 0.179*CQ+ 0.232*BKK
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Nội dung Beta Kết quả
H1 “Đặc điểm tự nhiên” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách 0.207 Chấp nhận H2 “Tiện nghi du lịch” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách 0.088 Chấp nhận H3 “Cơ sở hạ tầng” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách 0.129 Chấp nhận H4 “Yếu tố con người” có tác động tích
cực đến sự hài lòng của du khách 0.100 Chấp nhận H5 “Hỗ trợ chính quyền” có tác động
tích cực đến sự hài lòng của du khách 0.179 Chấp nhận H6 “Bầu không khí du lịch” có tác động
tích cực đến sự hài lòng của du khách 0.232 Chấp nhận
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra
Cụ thể là:
Giả thuyết H1: “Đặc điểm tự nhiên” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Hệ số Beta = 0.207 > 0, tức là có quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Đặc điểm tự nhiên” (TNH) và “Sự hài lòng của khách du lịch” (HL); giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy, các đặc điểm tự nhiên có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Giả thuyết H2: “Tiện nghi du lịch” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Hệ số Beta = 0.088 > 0, tức là có quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Tiện nghi du lịch” (TNG) và “Sự hài lòng của khách du lịch” (HL); giá trị Sig = 0.045 < 0.05, cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận. Như vậy, yếu tố tiện nghi du lịch có tác
động tích cực đến sự hài lòng của du khách hay nói cách khác một điểm đến du lịch nếu có các tiện ích du lịch đầy đủ và chất lượng sẽ góp phần làm gia tăng sự hài lòng của du khách.
Giả thuyết H3: “Cơ sở hạ tầng” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách
Hệ số Beta = 0.129 > 0, tức là có quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Cơ sở hạ tầng” (HT) và “Sự hài lòng của khách du lịch” (HL); giá trị Sig = 0.009 < 0.05, cho thấy giả thuyết H3 được chấp nhận. Như vậy, khi khách du lịch cảm thấy cơ sở hạ tầng du lịch đầy đủ và tiện nghi thì sự hài lòng của họ sẽ càng tăng.
Giả thuyết H4: “Yếu tố con người” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Hệ số Beta = 0.100 > 0, tức là có quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Yếu tố con người” (CN) và “Sự hài lòng của khách du lịch” (HL); giá trị Sig = 0.035 < 0.05, cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận. Như vậy, khi khách du lịch cảm thấy người dân địa phương thân thiện, hiếu khách và họ được đối xử tử tế, văn minh thì sự hài lòng của họ sẽ càng tăng.
Giả thuyết H5: “Hỗ trợ của chính quyền” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Hệ số Beta = 0.179 > 0, tức là có quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Hỗ trợ của chính quyền” (CQ) và “Sự hài lòng của khách du lịch” (HL); giá trị Sig = 0.001 < 0.05, cho thấy giả thuyết H5 được chấp nhận. Như vậy, việc chính quyền quan tâm, hỗ trợ và chú trọng đến các hoạt động du lịch sẽ giúp khách du lịch càng yên tâm và hài lòng với chuyến đi của mình.
Giả thuyết H6: “Bầu không khí du lịch” có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Hệ số Beta = 0.232 > 0, tức là có quan hệ thuận chiều giữa yếu tố “Hỗ trợ của chính quyền” (CQ) và “Sự hài lòng của khách du lịch” (HL); giá trị Sig = 0.000 <
0.05, cho thấy giả thuyết H6 được chấp nhận. Như vây, khi du khách cảm thấy bầu không khí du lịch tại một điểm đến an toàn, thoả mái và tích cực sẽ giúp họ càng cảm thấy hài lòng hơn về điểm đến đó.
Kết quả phân tích hồi quy tại Bảng 4.10 cho thấy, yếu tố “Bầu không khí du lịch (BKK)” có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách so với 5 yếu tố còn lại với hệ số Beta chuẩn hoá = 0.263, tiếp đến là yếu tố “Đặc điểm tự nhiên (TNH)” với hệ số Beta chuẩn hoá = 0.233 trong khi đó yếu tố “Tiện nghi du lịch (TNG)” có tác động yếu nhất đến sự hài lòng của du khách với hệ số Beta chuẩn hoá = 0.104.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định mô hình và kiểm định các giả thuyết đã đề xuất. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kết quả phân tích nhân tố chỉ ra rằng không có sự gộp biến hay tách biến sang một nhóm nhân tố khác và các biến quan sát đều đạt giá trị phân biệt. Cuối cùng, dựa vào kết quả phân tích hồi quy có thể khẳng định mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với tập dữ liệu điều tra, các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận và mô hình cũng không vi phạm các giả định hồi quy.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Trong chương này sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu đã nêu ở chương 4 và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến của một địa phương và sự hài lòng của du khách khi tham quan, du lịch tại điếm đến đó. Chương này gồm những nội dung chính sau: (1) Kết luận; (2) Đóng góp của đề tài và hàm ý quản trị; (3) những kiến nghị; (4) Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.