Chụp ảnh trong sương mù

Một phần của tài liệu NHIẾP ẢNH SỐ part 9 pdf (Trang 27 - 29)

Leicaflex SL2 MOT and Leica 180mm

Với cấu trúc của hàng tỉ tỉ tinh thể nước lơ lửng trong không khí sương mù là một hiện tượng của thời tiết mà tuỳ thuộc vào vị trí của nguồn sáng nó sẽ trợ giúp làm phân tán ánh sáng hay phản xạ ánh sáng. Trong ánh sáng tự nhiên thì sương mù làm cho cảnh vật trở nên huyền ảo đôi khi siêu thực. Để chụp được một tấm ảnh phong cảnh trong sương mù đẹp, trong trường hợp chủ thể có độ tương phản tối thiểu, bạn có thể hoàn toàn tin cậy vào chức năng đo sáng tự động phức hợp của máy ảnh "Multizone". Cũng vẫn dùng kỹ thuật như thế bạn có thể chờ đợi lúc màn sương đột ngột rẽ ra để lộ một phần của phong cảnh tuyệt đẹp. Có một điểm cần chú ý là việc dùng tiêu cự tự động trong trường hợp này sẽ rât rủi ro vì máy ảnh có thể không thể lấy nét được vào chủ thể do độ tương phản kém của màn sương. Giải pháp chắc chắn nhất là canh nét bằng tay "Manual". Nếu như bạn thấy sương mù chiếm phần lớn khuôn hình thì rất có thể hệ thống đo sáng Multizone sẽ bị nhầm (thường là cho một chỉ số thiếu sáng) bạn nên cẩn trọng tăng thêm một khẩu độ sáng +1.

Nikon Coolpix 5700

1/175s f/8.0 at 8.9mm iso100

Trong trường hợp bạn muốn chụp ảnh ai đó trong màn sương thì nên lưu ý rằng phông sẽ sáng hơn chủ thể. Việc dùng đèn flash ở chế độ "fill-in" là giải pháp hoàn hảo nhất, nhân vật sẽ sáng rõ và nổi bất trên màn sương một cách rất nghệ thuật. Đa phần các máy ảnh hiện hành có thể xử lý rất tốt các cảnh sương mù nhưng tại sao ta không thử làm "Bracketing" * với nhiều chỉ số đo sáng khác nhau xung quanh khẩu độ sáng trung bình để có được phông ảnh

sương mù hoặc là sáng sủa, hoặc là tối sẫm cân bằng với tiền cảnh. Bạn cũng có thể thử nghiệm thêm với kính lọc mầu hay dùng flash với thiết bị phản xạ, tạo ánh sáng không trực tiếp...Như thế bạn sẽ hài lòng với những sáng tạo của cá nhân mình.

Minolta DiMAGE 7Hi ,28-200

Một phần của tài liệu NHIẾP ẢNH SỐ part 9 pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)