Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khaithác và cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hoạt động khai thác cao lanh fensfat đến môi trường tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 46)

thiện chất lượng môi trường

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá kết hợp với tham vấn một số chuyên gia là giảng viên Trường Đại học, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn đề tài tiến hành đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động khai thác và cải thiện môi trường tại những khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

+ Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản.

+ Đề xuất nhóm giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực khai thác khoáng sản.

Chƣơng 3.

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thanh Sơn nằm phía Tây Nam, tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông và Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

- Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình;

- Phía Tây giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;

- Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Với tuyến quốc lộ và 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận cũng như với tỉnh khác. Với vị trí địa lý đó, Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, của ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực.

Xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai là nằm ở phía Bắc, Tây Bắc của huyện Thanh Sơn có tiềm năng về phát triển kinh tế và du lịch. Trong những năm gần đây, hoạt động quản lý môi trường đã được quan tâm, đặc biệt về chất lượng môi trường nước và không khí. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy môi trường xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đang chịu tác động lớn bởi các các hoạt động như khai thác, chế biến khoáng sản, giao thông, xây dựng trong khi các điểm quan trắc chất lượng không khí chưa nhiều và phân bố chưa đều. Do vậy, kết quả quan trắc chưa đưa ra bức tranh tổng quan về chất lượng không khí tại xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m. Đây là vùng thượng lưu của sông Bứa. Về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.

Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Thanh Sơn.

3.1.3. Khí hậu và thời tiết

Huyện Thanh Sơn nằm trong vùng khí hậu Trung du miền núi phía Bắc, mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Các số liệu thống kê về khí tượng thuỷ văn khu vực thực hiện đề tàiđược lấy từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2018.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C và nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất là 16,10

C.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 89% (tháng 8, 12 năm 2018). Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 82% (tháng 6 năm 2018).Nhìn chung, độ ẩm của khu vực mang đậm nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao và tương đối ổn định.

- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình thay đổi qua các tháng, trung bình từ 1,5-3 m/s. Trong mùa lạnh tốc độ gió trung bình các tháng đầu mùa nhỏ hơn các tháng cuối mùa. Thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa đông sang mùa hè và những tháng đầu hè tốc độ gió trung bình lớn hơn các tháng cuối hè. Hàng năm thường xảy ra từ 8 - 10 trận gió bão ảnh hưởng đến khu vực. Bão có tốc độ từ 20-30 m/s và thường kèm theo mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Tốc độ gió trung bình trong năm là 2,1 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trong năm là 28 m/s.

- Nắng và bức xạ:

+ Số giờ nắng trong năm là 1.044,5giờ, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 năm 2018 có 18,1 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5 có số giờ nắng khoảng 150,5 giờ.Lượng nước bốc hơi lớn nhất tại khu vực dự án khoảng 240 mm vào thời điểm tháng nóng nhất, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất tại khu vực dự án từ 16 mm đến 23 mm.

+ Độ bức xạ cực đại 1.800 đến 1.850 kcal/năm. Độ dài ngày và độ cao mặt trời rất lớn, nên tổng bức xạ lớn.

- Mưa:Vào mùa mưa, thời tiết nóng, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt có những trận mưa rào rất lớn kéo theo gió bão từ 3 - 5 ngày gây hiện tượng ngập úng cục bộ. Vào mùa khô, lượng mưa rất ít có

những thời kỳ khô hành kéo dài từ 15 - 20 ngày. Nhiều diện tích đất canh tác, ao hồ bị khô cạn.Theo kết quả quan trắc cho thấy mưa diễn biến theo mùa rõ rệt, lượng mưa lớn nhất thường vào tháng 5, tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Lượng mưa lớn nhất trong vòng 5 năm (từ năm 2010 - 2018) là vào tháng 7 năm 2018 với lượng mưa 941,4 mm.

*Kết quả nghiên cứu: Nhìn chung huyện Thanh Sơn có điều kiện khí hậu đồng đều và giống với khí hậu khu vực tỉnh Phú Thọ và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển kinh tế, đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm, dễ thống nhất cho sự phát triển của kinh tế khu vực cũng như tất cả các loại đô thị trong vùng.

3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Đặc điểm điều kiện kinh tế

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế:

- Giá trị tăng thêm (giá năm 2010) ước đạt 1.832,3 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch, (tăng 7,25% so với cùng kỳ); trong đó: Công nghiệp xây dựng ước đạt: 384 tỷ đồng, tăng 13,68%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 751,6 tỷ đồng, tăng 4,29%; dịch vụ thương mại ước đạt 696,7 tỷ đồng, tăng 7,18%.

- Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế): Nông, lâm nghiệp 39,7 %, dịch vụ 39,5%, công nghiệp, xây dựng 20,8 %.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người ước đạt 24,5 triệu đồng/người/năm, bằng 106,5% so với kế hoạch.

*Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng nông thôn mới

- Trồng trọt: Sản xuất vụ đông năm 2018 đã được huyện triển khai chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ, từ khâu thu hoạch lúa mùa sớm đến việc làm đất, cung cấp đủ giống, chỉ đạo lịch thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thâm canh diện tích cây rau, màu các loại, vì vậy cơ bản đảm bảo kế hoạch gieo trồng vụ đông năm 2018; lựa chọn diện tích thực hiện mô hình

trồng ngô ngọt 02 ha tại xã Địch Quả và Thị Trấn Thanh Sơn; mô hình trồng bí 03 ha tại xã Lương Nha. Hiện nay các cây trồng vụ đông sinh trưởng và phát triển tốt.

- Chăn nuôi - thuỷ sản: Tiếp tục chỉ đạo giữ ổn định và phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện; bám sát diễn biến biến động của thị trường; tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ theo kế hoạch; Công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn vật nuôi. Kết quả đạt được như sau:

- Về sản xuất lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng:Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo; xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng 2018 và tổ chức tốt lễ phát động tết trồng cây tại xã Đông Cửu đầu xuân Mậu Tuất; Chỉ đạo tổ chức tốt cuộc diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Văn Miếu. Tiếp tục triển khai mô hình trồng cây gỗ lớn tại địa bàn xã có điều kiện phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm trên 01 đơn vị diện tích đất lâm nghiệp.

- Công tác xây dựng nông thôn mới: tiếp tục được tăng cường chỉ đạo, thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã, tập trung vào các giải pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo hướng dẫn các xã, khu đăng ký tiêu chí và xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2018, đồng thời tiếp tục duy trì và củng cố các tiêu chí đã đạt chuẩn.UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới, đồng thời chỉ đạo UBND các xã rà soát thực trạng và xây dựng kế hoạch cụ thể tại các khu dân cư; thành lập đoàn kiểm tra, giám sát nhằm nắm bắt tình hình xây dựng khu dân cư nông thôn mới tại các xã, qua đó đã hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện theo đúng kế hoạch.

- Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, trong năm, trên địa bàn huyện đã xảy ra liên tiếp 05 đợt thiên tai làm ảnh hưởng lớn

đến đời sống, sản xuất của người dân; Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 265 tỷ đồng. Đặc biệt, từ ngày 18 đến ngày 21/7/2018, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 và kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh đã gây mưa to và rất to, gây ngập lụt trên diện rộng tại các xã: Võ Miếu, Địch Quả, Thục Luyện, Sơn Hùng và Thị trấn Thanh Sơn, mực nước sông Bứa lên cao trên 2.948 cm so với mặt nước biển (mức trung bình 1.800 - 2.000 cm), đạt mức lũ lịch sử.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển, một số ngành chế biến nông lâm sản đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất phục vụ cho xuất khẩu như công nghiệp chế biến gỗ, chế biến cao lanh, chế biến chè. Trên địa bàn huyện có 1,385 cơ sở sản xuất CN-TTCN; thu hút khoảng trên 7.000 lao động tham gia, thu nhập bình quân từ 4,0-6 triệu đồng/người/tháng.

Các sản phẩm chủ yếu lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Quặng sắt đạt 14.560 tấn, tăng 25,5% so với cùng kỳ; Đá khai thác đạt 325.321 m3, tăng 13,4% so với cùng kỳ; Chè chế biến đạt 14.745 tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ; Cao lanh đạt 325.124 tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ; Gỗ chế biến các loại đạt 103.403 m3, tăng 11,5% so với cùng kỳ; Cát, sỏi đạt: 25.560 m3, tăng 11,9% so với cùng kỳ.

*Thương mại - dịch vụ: tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề hoạt động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.Trong năm 2018, Huyện đã phối hợp với Sở Công Thương và các ngành chức năng duy trì tổ chức Hội chợ thương mại xuân tại xã Võ Miếu và Hội chợ thương mại huyện Thanh Sơn; tổ chức đưa gian hàng Việt về tại xã Văn Miếu, nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt: 1.161,7 tỷ đồng, tăng 12,1% so với

năm 2017.Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong năm đã kiểm tra, xử lý trên 172 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 325 triệu đồng; chú trọng quản lý kinh doanh thuốc chữa bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; nhìn chung giá cả hàng hóa trên địa bàn hợp lý, đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Dịch vụ vận tải duy trì và phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá, hành khách; Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân. Duy trì hoạt động 22 điểm bưu điện văn hoá xã, đã phát hành 471.220 tờ báo các loại.

* Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường: nghiêm túc chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, tài nguyên khoáng sản;

3.2.2. Đặc điểm điều kiện về xã hội

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về xã hội * Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số huyện Thanh Sơn tính đến hết ngày31/12/2018 là 117.760người, chiếm 9,18% dân số toàn tỉnh, được phân bố ở 23 xã,thị trấn. Mật độ dân số trung bình 193người/km2.Dân số tập trung không đều, đông nhất là thị trấn Thanh Sơn với13.688người; đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Tinh Nhuệ 2.793người.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Trên địa bàn huyện có 14 dân tộccùng sinh sống.

Tóm lại, Thanh Sơn là huyện có dân số đông, tập trung nhiều dân tộc nhất nhưng mật độ dân số lại thấp nhất so với các huyện, thành thị trong tỉnh. Những năm vừa qua, thực hiện chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của nhân dân trong toàn huyện. Nhân dân Thanh Sơn cần cù lao động, nhiệt tình hưởng ứng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Giáo dục

Toàn huyện hiện có 82 cơ sở giáo dục, đào tạo công lập, với 1.246 lớp, nhóm lớp và 33.632 trẻ, học sinh, sinh viên; trong năm đã thành lập mới 01 trường Mầm non tư thục đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2018, với 04 lớp, nhóm lớp và 55 trẻ. Tập trung huy động nguồn lực, triển khai kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2018, hoàn thiện xây dựng mới tăng thêm 04 trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại 07 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 59 trường học. Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, với số tiền 1,9 tỷ đồng xây dựng điểm trường lẻ khu Sinh Tàn xã Thượng Cửu và khu Hồ xã Yên Sơn.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn được quan tâm chú trọng.

* Lao động, việc làm

Lĩnh vực lao động việc làm và xuất khẩu lao động đã được quan tâm chỉ đạo; số lao động có việc làm trên địa bàn huyện đạt 75.000 người; trong đó: Số lao động có việc làm mới tăng thêm: 1.100 người, số lao động đã qua đào tạo: 700 người. Xuất khẩu lao động ước đạt 205 lao động, đạt 102,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so cùng kỳ.

Chƣơng 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng chất lƣợng môi trƣờng và hoạt động quản lý khai thác Caolanh – Fenspat

4.1.1. Thực trạng hoạt động khai thác Caolanh - Fenspat

Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 06 doanh nghiệp khai thác Caolanh – Fenspat trong đó có 03 đơn vị đang hoạt động (Công ty TNHH KS và xây dựng HAT, Công ty TNHH xây dựng Cường Thịnh, Công ty TNHH Hoàng Phát) và 03 đơn vị đang tạm dừng hoạt động do hết hạn Giấy phép khai thác.

Bảng 4.1. Danh sách các công ty khai thác Caolanh – Fenspat tại huyện Thanh Sơn.

STT Tên doanh nghiệp

Giấy phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hoạt động khai thác cao lanh fensfat đến môi trường tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 46)