Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khoản thu thuế của các quốc gia châu á (Trang 46)

Dựa vào kết quả nghiên cứu, sự tác động của các biến độc lập gồm GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, tuổi thọ dân số đến khoản thu thuế là cùng chiều nhau. Ngoài ra sự tác động của biến trình độ dân trí đến khoản thu thuế là ngƣợc chiều nhau. Tuy nhiên mức độ tác động của những nhân tố này đến biến phụ thuộc có sự khác nhau. Trong đó nhân tố tuổi thọ dân số có ảnh hƣởng mạnh nhất đến khoản thu thuế.

Những vấn đề cần quan tâm về các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế của các quốc gia châu Á đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu nhƣ sau:

GDP bình quân đầu ngƣời: Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa GDP bình quân đầu ngƣời và khoản thu thuế của các quốc gia châu Á. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Castro and Ramíze (2014). Kết quả nghiên cứu của tác giả tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Piancastelli (2001); Eltony (2002); Gupta (2007); Pessino and Fenochietto (2010); Nguyễn Phi Khanh (2013); Sử Đình Thành và cộng sự (2014); Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thanh Hùng (2015); Ayenew (2016). Tuy nhiên kết quả này không giống với nghiên cứu của Bird and

Vazquez (2008) và Immam and Jacobs (2014) cho rằng GDP bình quân đầu ngƣời có mối quan hệ nghịch biến với khoản thu thuế. Ta có thể nhận thấy GDP bình quân đầu ngƣời có tác động tích cực đến khoản thu thuế ở các quốc gia châu Á.

Độ mở thƣơng mại: Sự phân tích từ kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa độ mở thƣơng mại và khoản thu thuế. Kết quả nghiên cứu này tƣơng tự kết quả của và các nghiên cứu của Gupta (2007), Penssino and Fenochietto (2010), Nguyễn Phi Khanh (2013), Sử Đình Thành và cộng sự (2015), Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thanh Hùng (2015). Tuy nhiên kết quả này không đồng nhất với nghiên cứu của Castro and Ramíze (2014), Bird and Vazquez (2008). Vậy đối với các nƣớc châu Á độ mở thƣơng mại có mối quan hệ đồng biến với khoản thu thuế

Trình độ dân trí: Sau khi phân tích định lƣợng cho thấy trình độ dân trí đại diện bằng tỉ lệ tuyển sinh đại học có tác động ngƣợc chiều đến khoản thu thuế. Kết quả này không đồng nhất với nghiên cứu của của Castro and Ramíze (2014), nghiên cứu của Dioda (2012), Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thanh Hùng (2015). Nhƣ vậy tại cái nƣớc châu Á, trình độ dân trí có quan hệ nghịch biến với khoản thu thuế.

Tuổi thọ dân số: Kết quả hồi quy cho thấy tuổi thọ dân số tác động tích cực tới khoản thu thuế. Kết quả này không đồng nhất với nghiên cứu của Castro and Ramíze (2014) và nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thanh Hùng (2015). Tại các nƣớc châu Á tuổi thọ dân số càng cao thì khoản thuế thu đƣợc càng nhiều.

Tóm lại, mô hình hồi quy có 4 biến ảnh hƣởng đến khoản thu thuế. Trong đó có 3 biến ảnh hƣởng tích cực đến khoản thu thuế của các nƣớc châu Á đó là GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại và tuổi thọ dân số. Biến trình độ dân trí ảnh hƣởng tiêu cực đến khoản thu thuế của các nƣớc châu Á. Các biến còn lại là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, quyền tự do công dân, quyền tự do chính trị, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, lạm phát và tỉ lệ tăng dân số đƣợc tìm thấy không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Bảng 4.6 dƣới đây tóm tắt kết quả nghiên cứu.

Bảng 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Biến giải thích Kết quả Kết quả dấu

GDP bình quân đầu ngƣời (GDP) Có ý nghĩa thống kê +

Độ mở thƣơng mại (TRA) Có ý nghĩa thống kê +

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) Không có ý nghĩa thống kê Tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp

(AGR)

Không có ý nghĩa thống kê

Tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp (IND)

Không có ý nghĩa thống kê

Quyền tự do công dân (CIV) Không có ý nghĩa thống kê Quyền tự do chính trị (POL) Không có ý nghĩa thống kê

Trình độ dân trí (SCH) Có ý nghĩa thống kê -

Tuổi thọ bình quân (LIF) Có ý nghĩa thống kê +

Tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong (INFm) Không có ý nghĩa thống kê

Lạm phát (INFl) Không có ý nghĩa thống kê

Tỉ lệ tăng dân số (POP) Không có ý nghĩa thống kê

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày các kết quả kiểm định và phân tích đƣợc tiến hành thực hiện trong nghiên cứu bằng các phƣơng pháp kiểm định nhƣ kiểm định hệ số tƣơng quan Pearsaon, kiểm định sự định sự phù hợp của mô hình, kiểm định phƣơng sai để đƣa ra biến có ý nghĩa trong mô hình hồi quy. Qua kết quả hồi quy các biến GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, quyền tự do công dân, quyền tự do chính trị, trình độ dân trí, tuổi thọ bình quân, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, lạm phát và tỉ lệ tăng dân số cho thấy rằng có 4 nhân tố tác đông, trong đó 3 biến độc lập là GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, tuổi thọ dân số có ảnh hƣởng tích cực đến khoản thu thuế. Biến trình độ dân trí có ảnh hƣởng tiêu cực đến khoản thu thuế.

CHƢƠNG 5KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO KHOẢN THU THUẾ CHO CÁC QUỐC GIA CHÂU Á 5.1. Kết luận

Đối với bất kỳ quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nguồn thu ngân sách, có thể nói bộ máy nhà nƣớc không thể tồn tại nếu thiếu khoản thu từ thuế. Việc nâng cao khoản thu thuế chính là chìa khóa giúp nhà nƣớc có nguồn tài chính dồi dào để xây dựng đất nƣớc và phát triển kinh tế.

Luận văn đƣợc thực hiện với những nỗ lực nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đế khoản thu thuế của các quốc gia châu Á. Tác giả phân tích dữ liệu thu thập đƣợc của 47 quốc gia châu Á. Kế thừa mô hình nghiên cứu của Castro and Ramíze (2014) kết hợp bổ sung 2 biến liên quan đến khoản thu thuế của Bird and Vazquez (2008) và Imam and Jacobs (2014), tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 12 nhân tố là GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, quyền tự do công dân, quyền tự do chính trị, trình độ dân trí, tuổi thọ dân số, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, lạm phát và tỉ lệ tăng dân số.

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy trong 12 nhân tố nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động, trong đó 3 nhân tố tác động tích cực đến khoản thu thuế gồm GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại và tuổi thọ dân số, biến trình độ dân trí tác động tiêu cực đến khoản thu thuế. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số chính sách để tăng khoản thu thuế. Nhà nƣớc cần thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng tín dụng để tập trung tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhằm tăng trƣởng kinh tế từ đó tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Các nƣớc cần hợp tác sâu rộng hơn nữa với các quốc gia trong châu lục và trên thế giới để giúp cho mậu dịch trao đổi hàng hóa đƣợc phát triển mạnh mẽ. Nhà nƣớc cần tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ của ngƣời nộp thuế trên cách phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣời dân biết đƣợc những lợi ích to lớn của nguồn thu thuế trong việc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Bên cạnh đó nhà nƣớc cũng cần có các chính sách chiến lƣợc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên thuế cũng nhƣ xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ nhằm chống thu thuế. Cuối cùng

nhà nƣớc cần chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng các chƣơng trình sức khỏe y tế phù hợp đƣợc chuẩn bị kỹ càng triển khai thực hiện trên quy mô lớn để kéo dài tuổi thọ của dân số tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tập trung phát triển kinh tế. Gợi ý các chính sách trên sẽ góp phần nhằm cải thiện khoản thu thuế của các quốc gia châu Á.

5.2. Gợi ý chính sách

5.2.1.GDP bình quân đầu ngƣời

GDP bình quân đầu ngƣời có ý nghĩa tích cực đến khoản thu thuế. GDP bình quân đầu ngƣời cao ngƣời dân có nguồn thu nhập dồi dào dẫn đến nhu cầu cao về hàng hóa, dịch vụ, khi sử dụng hàng hóa dịch vụ ngƣời dân đã gián tiếp nộp thuế cho nhà nƣớc bằng các khoản thuế gián thu. Mặt khác thu nhập ngƣời dân tăng cao cũng tăng số thuế thu nhập cá nhân phải đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Theo kết quả nghiên cứu để nâng cao khoản thuế thu đƣợc nhà nƣớc có thể thực hiện các chính sách để gia tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời nhƣ:

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế có tầm nhìn dài hạn để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế chung;

- Thực hiện các công cụ vĩ mô về lạm phát, lãi suất và thuế hợp lý để thích ứng trong từng giai đoạn phát triển;

- Điều chỉnh những chính sách phù hợp để cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn trong việc mở rộng đầu tƣ, kinh doanh, sản xuất;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo cơ chế thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi thành phần kinh tế phát huy tối đa nguồn lực.

5.2.2.Độ mở thƣơng mại

Độ mở thƣơng mại tác động tích cực đến khoản thu thuế. Mọi giao dịch thƣơng mại giữa các quốc gia đều phải chịu thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu do đó đây là nguồn thu mang lại lợi ích to lớn cho ngân sách. Độ mở thƣơng mại không những làm tăng khoản thu thuế mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bởi giao thƣơng thuận lợi sẽ góp phần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Để mở rộng độ mở thƣơng mại các nƣớc châu Á cần thực biện các chính sách sau:

- Chủ động hội nhập, tham gia các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng trong khu vực và trên thế giới;

- Điều chỉnh thuế suất hợp lý đối với xuất khẩu và nhập khẩu, hỗ trợ các chính sách ƣu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp trong khu chế xuất;

- Thực hiện giảm bớt những thủ tục hải quan không cần thiết và điện tử hóa quy chế quản lý tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế để việc trao đổi hàng hóa đƣợc thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

5.2.3.Trình độ dân trí

Trình độ dân trí có mối quan hệ nghịch biến với khoản thu thuế. Dân trí cao đồng nghĩa với việc tổ chức cá nhân có am hiểu về luật thuế với nền tảng kiến thức sâu rộng cùng mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sẽ tìm mọi cách để giảm số thuế phải nộp với cách thức tinh vi qua mặt cơ quan chức năng dẫn tới thất thu thuế. Để tăng số thuế thu đƣợc nhà nƣớc cần thi hành một số chính sách sau:

- Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế;.

- Xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ rõ ràng nhằm tránh các hành vi gian lận để lách thuế;

- Thƣờng xuyên nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên làm việc trong cơ quan thuế các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng;

- Trao đổi kinh nghiệm chống thất thu thuế của các quốc gia để có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời những qui định liên quan đến thuế

5.2.4.Tuổi thọ dân số

Tuổi thọ dân số đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng khoản thu thuế. Tuổi thọ dân số càng lâu thời gian lao động càng dài sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đồng thời cũng sử dụng nhiều hàng hóa dịch vụ từ đó đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc thông qua các khoản thuế trực thu và gián thu nhƣ thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân… Để cải thiện tuổi thọ dân số nhà nƣớc cần có các biện pháp sau:

- Đầu tƣ cho y tế để chăm lo sức khỏe cho ngƣời dân;

- Kiểm soát nguồn thực phẩm an toàn, dinh dƣỡng tốt để đảm bảo ngƣời dân;

- Tạo môi trƣờng sống tốt để nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời đân;

- Tuyên truyền nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

Với thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn còn tồn tại một số hạn chế và những thiếu sót không thể tránh khỏi.

- Việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế các nƣớc châu Á chỉ giới hạn trong 47 quốc gia trong thời gian từ 2006-2015 nên kết quả thống kê chƣa thật sự phản ánh tổng thể. Nếu mẫu nghiên cứu đƣợc thực hiện ở phạm vị rộng hơn với thời gian dài hơn thì tính chính xác sẽ cao hơn, mang độ bao phủ nhiều hơn. Trong tƣơng lai có sẽ thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế các châu lục khác trên thế giới.

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế của các nƣớc châu Á đƣợc xem xét trong 12 nhân tố trong khi thực tế khoản thu thuế còn phụ thuộc và chịu tác động của nhiều khía cạnh khác nhau mà tác giả chƣa tiến hành tìm hiểu trong nghiên cứu của mình. Trong tƣơng lai các nghiên cứu có thể mở rộng điều tra thêm các biến giải thích nhƣ biến số về cơ cấu dân, lãi suất… để đánh giá rõ hơn ảnh hƣởng tiềm năng của nguồn nhân lực và chính sách tiền tệ đến khoản thu thuế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Adam Smith 2000, Của cải của một dân tộc, NXB Sự thật, Hà Nội

Ăng-ghen 1962, Nguồn gốc của một gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, NXB Sự thật, Hà Nội

Bùi Thị Mai Hoài và Nguyễn Thanh Hùng 2015, „Các yếu tố quyết định số thu thuế ở quốc gia có thu nhập trung bình‟, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 27(1), trang 69-83. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 2017, Danh sách các nước châu Á, truy cập tại <http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home>, [truy cập ngày 15/08/2017].

Đặng Văn Dân 2015, „Tác động của chính sách thuế đến tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam‟, Tạp chí Tài chính, số 611, trang 12-16.

David Ricardo 1999, Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Đỗ Văn Huân 2016, „Các mục tiêu kinh tế chủ yếu trong năm kế hoạch 2017‟, Tạp

chí Thuế nhà nước, số 24(591), trang 25.

Dudaurop và FI. Poliauski 1976, Lịch sử và tư tưởng kinh tế, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

Lê Hoàng Phong và Nguyễn Thái Sơn 2015, „Ảnh hƣởng của FDI đến số thu thuế của Việt Nam‟, Tạp chí Tài chính, số 617, trang 18-20

Lê Nin 1978, Lê Nin toàn tập, NXB Matscơva

Lê Quang Hùng 2017, „Bảo vệ chủ quyền đánh thuế khi Việt Nam tham gia chƣơng trình BEPS‟, Tạp chí Thuế nhà nước, số 10(629), trang 8.

Nguyễn Thị Thu Hoài 2015, „Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: thực trạng và giải pháp khắc phục‟, Tạp chí Tài chính, số 623, trang 17-20.

P. A Samuelson và WD. Nordhaus , Kinh tế học tập 1, NXB Chính trị quốc gia. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài 2009, Tài chính công và phân tích chính sách

Sử Đình Thành và cộng sự 2014, „Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khoản thu thuế của các quốc gia châu á (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)