5. Giả thuyết khoa học
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp:
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý tại các cơ sở dịch vụ thể thao, quản lý các CLB thể thao cộng đồng và sinh viên nhằm thu thập thông tin điều tra cho việc đánh giá thực trạng hoạt động làm thêm của sinh viên giúp đề tài xác định, lựa chọn được các biện pháp cụ thể. Những nội dung trao đổi cơ bản gồm:
Sự cần thiết của việc nghiên cứu biện pháp lựa chọn việc làm thêm theo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành GDTC?
Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp.
Với điều kiện của khoa và nhà trường áp dụng các biện pháp đến mức độ nào là phù hợp?
Phỏng vấn bằng phiếu hỏi:
Điều tra bằng phiếu hỏi là một phương pháp dùng phiếu hỏi do người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic; Câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời, kết hợp với phương án trả lời mở (trả lời tùy ý); Câu hỏi với các phương án trả lời theo các cấp độ... Trong luận văn chúng tối tiến hành xây dựng các câu hỏi trực diện, hỏi trực tiếp vào các vấn đề cần thu thập thông tin để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, huấn luyện viên, doanh nghiệp và sinh viên về việc làm thêm cho sinh viên. Các câu hỏi trong mỗi phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về các nội dung như: mức độ cần thiết của việc đi làm thêm đối với sinh viên; Thời điểm bắt đầu tham gia làm thêm; Những vướng mắc của sinh viên khi đi làm thêm...
Kết quả được xử lý trên cơ sở thống kê toán. Dựa trên tỷ lệ % các phương án trả lời được lựa chọn trong các câu hỏi, tác giả tổng hợp, phân tích, bàn luận và nhận định về vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.
Đối tượng được hỏi gồm các sinh viên, giảng viên GDTC có kinh nghiệm: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 170 sinh viên và cựu sinh viên từ K48 trở lại đây để nắm được thực trạng và đặc điểm hoạt động làm thêm của sinh viên ngành GDTC trường ĐHSP – ĐHTN. Kết quả được tổng hợp tại các bảng từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5.
Đối với giảng viên chúng tôi tiền hành phỏng vấn 25 thầy cô có kinh nghiệm trong công tác đoàn thể, tư vấn, hỗ trợ sinh viên, chủ nhiệm lớp (giảng viên Khoa TDTT và một số giảng viên khác trong trường) để thu thập những ý kiến đánh giá của giảng viên về vấn đề việc làm thêm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Kết quả được tổng hợp tại các bảng từ bảng 3.6 đến 3.8 và ý kiến đánh giá của giảng viên về mức độ phù hợp của các biện pháp bảng 3.12.
Đề tài cũng sử dụng phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của 13 giảng viên là GVCN-CVHT và trực tiếp tham gia giảng dạy sinh viên trong thời gian áp dụng thử nghiệm để thu thập thông tin đánh giá hiệu quả các biện pháp.