*)Phương pháp chọn thị trường mua bán hàng hóa :
- Khi mua hàng phải chọn thị trường mua hàng với giá hạ nhất , trong điều kiện chất lượng hàng hóa không thay đổi . Đó là mua ở thị trường có nhiều hàng hóa (hàng hóa phong phú) , mua vào đúng vụ thu hoạch rộ , mua khối lượng lớn (mua buôn)
- khi bán cần chọn thị trường bán được giá cao nhất bán ở những nơi khan hiếm hàng ít , ít hàng hoặc hàng hóa nghèo nàn ; bán sớm trước vụ và bán lẻ tức là bán trực tiếp cho người tiêu dùng. - Nếu gọi P m là đơn giá mua hàng tại thị trường Y và Pb là đơn giá bán hàng tại thị trường X, ta
sẽ tính được TR có thể kiếm được do việc kinh doanh hàng hóa : TR = (Pb - Pm).Q - Ở đây , TR lớn hay nhỏ phụ thuộc vào 2 yếu tố :
+ Chênh lệch H = (Pb - Pm) cao hay thấp . Có 3 trường hợp H =0, H<0 , H>0 . Hai trường hợp đầu ta loại bỏ không nên mua vì giá ở thị trường bán bằng và thấp hơn giá ở thị trường mua . Trường hợp thứ ba H>0 ta tính tiếp :
+ H.Q>0 . Sau khi trừ chi phí vận chuyển , chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng(nếu khoản mua này phải vay ngân hàng);chi phí trượt giá (do lạm phát); chi phí hao hụt ; chi phí quản lý; chi phí đóng thuế và mua bảo hiểm , nếu thấy có lãi thì quyết định mua. (Có thể tính cả chi phí cho phương thức thanh toán khoản tiềng hàng mua bán). Việc tính toán cho cả một khối lượng hàng(Q) cũng tương tự như tính cho một đơn vị hàng hóa (nếu chi phí trên chia cho đơn vị hàng hóa phải chịu).
Pb = Pm + Cbq( ko tính đến chi phí mua hàng)+ LN kỳ vọng cho 1 đv sp *)-Phương pháp xác định khối lượng hàng cần mua . (3 p2)
-Xác định đúng khối lượng hàng cần mua trong kỳ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại . Nếu mua quá nhiều ,doanh nghiệp thương mại không bán được hết , hàng hóa sẽ bị ứ đọng , chậm tiêu thụ , vốn chậm thu hồi . Nếu mua ít quá , doanh nghiệp thương mại sẽ bị đứt quãng không có hàng để bán , muốn có hàng ngay thì chi phí cho một lô hàng bổ sung thường cao , do đó doanh nghiệp sẽ không có lãi . Để xác định khối lượng hàng cần mua người ta dung công thức sau : M = Xkh + Dck-Ddk
Ở đây :
M= Khối lượng hàng cần mua tính theo từng loại trong kì kế hoạch (Đơn vị hiện vật : tấn ….). Xkh = Khối lượng hàng hóa bán ra kỳ kế hoạch tính theo từng loại (Đơn vị hiện vật : Tấn ….). Dck = Khối lượng hàng cần dự trữ ở cuối kỳ kế hoạch (Đơn vị hiện vật : tấn…).
Ddk = Khối lượng hàng dự trữ còn lại đầu kỳ kế hoạch (Đơn vị hiện vật : tấn…..).
Câu 13: ND quản trị hoạt động tạo nguồn hàng ở các DNTM?