Thời gian đạt huyết áp mục tiêu của phối hợp thuốc

Một phần của tài liệu Đánh giá qua thực hành điều trị ngoại trú tại phòng khám tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Ở nhiều nhóm thuốc hạ áp thời gian này ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Tuy nhiên, ở bệnh nhân sử dụng 1 nhóm thuốc, thời gian đạt huyết áp mục tiêu ngắn nhất, có thể do mức huyết áp trung bình của nhóm này thấp và không có bệnh kèm theo. Mức hạ áp của nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế kênh calci là tương đương nhau (p < 0,3). Nghiên cứu của chúng tôi không khác các nghiên cứu khác, các thuốc có mức hạ áp tương đương nhau, sự lựa chọn thuốc huyết áp tùy theo từng bệnh nhân và bệnh lý khác nhau đi kèm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ có thể so sánh được thời gian sử dụng thuốc đạt HA mục tiêu của 1 hay nhiều nhóm thuốc, chứ chưa phân tích được cụ thể thuốc trong từng nhóm thuốc hạ áp, do có nhiều loại thuốc được sử dụng và có thuốc ở một bệnh nhân cũng hay thay đổi.

KẾT LUẬN

- Bệnh nhân THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I. Có kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7%.

- Số loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp: sử dụng nhiều nhất là ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci, và lợi tiểu. Lợi tiểu không phải luôn luôn là thuốc sử dụng đầu tiên.

- Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu điều trị theo JNC7: Ở dân số chung, tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu là 40,4%. Nếu bệnh nhân theo dõi điều trị 6 thán, tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu là 97,9%.

- Đánh giá tỉ lệ bỏ trị sau 6 tháng điều trị: Tỉ lệ bỏ trị 79%.

- Thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngwans hơn sử dụng ít nhóm thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Bảo, Lê Hoàng Ninh, Cao Minh Nga, Phan Trần Tuấn (2005),

Tỉ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành tại quận 4, TP.HCM năm

2004, Hội nghị tổng kết công tác 2004 và kế hoạch hoạt động năm 2005

của Chương trình phòng chống tim mạch.

2. Lý Huy Khanh và cộng sự (2008), Khảo sát sự biến đổi mô hình bệnh tật điều trị nội trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ năm 2002 - 2007.

3. Phạm Gia Khải và cộng sự (1998), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội, Tạp chí tim mạch học, số 21/2000, tr. 258 - 295.

4. Phạm Gia Khải (2001), Điều tra dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố

nguy cơ tại 12 phường nội thành Hà Nội 2001, pp. 642 - 659.

5. Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị cao huyết áp (2007), JNC7, pp. 1 - 7.

6. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn & CS (2003), Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tinh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002, Tạp chí Tim mạch Học Việt Nam, số 33, tr, 9 - 15.

7. Hội Tim mạch học Việt Nam (20080, Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp người lớn, Khuyến cáo 2008 về bệnh lý & chuyển hóa, tr. 235 - 294.

8. Aubrey Morrison and Anithe Vijayan, Hypertension, The washington

Một phần của tài liệu Đánh giá qua thực hành điều trị ngoại trú tại phòng khám tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)