Dùng để đóng khung các số thứ tự trong câu.

Một phần của tài liệu lop7_2021 (Trang 131 - 137)

C. Phân biệt ý nghĩa nhân: (men) ngườ

2. Dùng để đóng khung các số thứ tự trong câu.

Thí dụ:

- Nhà em có 3 phòng ngủ: (1) phòng ba má rộng nhất với phòng tắm riêng, (2) phòng chị Kim có cửa sổ hướng ra sân sau rất mát mẻ,

và (3) phòng em có cửa sổ quay ra mặt đường về hướng Đông để đón mặt trời mỗi buổi sáng.

- Cách nấu cơm gồm có những bước sau đây: (1) vo gạo, (2) ngâm gạo trong nước khoảng 1 tiếng để cho gạo thấm nước, (3) nhắm chừng mực nước cao hơn gạo khoảng nửa đốt ngón tay và bỏ lên bếp nấu (đậy vung kín), và (4) khi cơm sôi và cạn hết nước thì vặn nhỏ lửa, để riu riu khoảng 15 phút thì cơm chín.

Đặt câu với dấu ngoặc đơn.

1. (trường hợp 1) ___________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ 2. (trường hợp 1) ___________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ 3. (trường hợp 2) ___________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ 4. (trường hợp 2) ___________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________

Đ. Luận văn

Đề tài bài luận văn

Ông bà, ba má em đã trải qua một cuộc hành trình đầy khó khăn để đến xứ Mỹ này và đã phải làm việc vất vả để tạo lập cuộc sống vững chãi ngày nay.

Em hãy kể về những khó khăn mà ông bà, ba má em đã trải qua. Em học được bài học gì khi biết được sự hy sinh to lớn này của ông bà, ba má?

Bài hc 18

A. Tập đọc và viết chính tả

Học Tiếng Việt Là Cần Thiết

Từ khi người Việt bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng

sản sau năm 1975, vấn đề giữ gìn Tiếng Việt trở thành mối ưu tư cho nhiều người Việt hải ngoại. Phải chăng số phận tiếng Việt cũng sẽ giống như ngôn ngữ của các sắc dân thiểu số khác ở Mỹ và sẽ bị mờ dần theo thời gian? Theo lịch sử di dân, khi một nền văn minh thấp trộn lẫn với nền văn minh cao hơn thì nền văn minh thấp sẽ bị nuốt

chửng. Tiếng nói cũng sẽ chung số phận này. Đây là một thực tế không mấy sáng sủa cho tương lai Tiếng Việt ở hải ngoại. Vì vậy, để bảo tồn Tiếng Việt ở hải ngoại chắc chắn phải cần có nhiều nỗ lực.

Học một ngôn ngữ không chỉ đơn thuần học một kiểu xếp chữ lạ

lùng mà chính là học văn hóa của một giống người: cách sống, cách biểu hiện, sự suy nghĩ, sự khôn ngoan, kinh nghiệm, và tình cảm của một dân tộc. Học Tiếng Việt là tìm hiểu kinh nghiệm sống và nền văn hóa trải dài bốn ngàn năm với biết bao kiến thức đặc thù quý giá, rất bổ ích cho s thăng tiến bản thân.

Người Việt học Tiếng Việt thì chẳng khác nào soi mình trong gương; vừa thích hợp vừa dễ dàng. Nhiều người trẻ lầm tưởng rằng mình chỉ thích

hợp với văn hóa Mỹ mà khinh thường những giá trị Việt Nam. Câu nói “Lá rụng về cội” cho ta thấy một thực tế của đời người. Khi tuổi càng lớn, người ta càng cảm thấy muốn trở về với cội nguồn. Nếu một người không biết cội nguồn mình ở đâu thì sẽ đi đến khủng hoảng tâm lý.

Ngày nay, sự tiến bộ của xã hội tùy thuộc sự khác biệt chứ không phải đồng nhất. Sự khác biệt về cách suy nghĩ dễ nảy ra những phát minh mới lạ và đây chính là yếu tố của sự tiến bộ. Một quốc gia có nhiều phát minh sẽ là

quốc gia đứng hàng đầu thế giới. Hoa Kỳ giữ vị trí hàng đầu thế giới vì có nhiều sắc dân; nhiều sắc dân mang tới nhiều tư tưởng

mới lạ giúp cho xã hội sinh động và không ngừng tiến lên. Người Việt ở xứ Mỹ cũng đã từng có những đóng góp tích cực cho nước Mỹ. Những đóng góp này chỉ có thể tiếp tục ngày càng nhiều hơn khi văn hóa Việt còn tồn tại và phát triển.

Trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại; nơi trú thân cho nhiều người Việt và là t điểm văn

hóa Việt ở hải ngoại, thì việc xây dựng và phát triển cộng đồng cũng phải bắt đầu từ việc lưu truyền

Tiếng Việt cho thế hệ tiếp nối.

Khi nhận danh xưng người Việt là ta đang ám chỉ quê hương Việt Nam của mình. Một người Việt không có tổ quốc thì không phải là người Việt thực sự, mà chỉ là người Việt qua bộ áo. Ngày nay quê hương Việt Nam đang

quằn quại dưới ách thống trị bạo tàn của chế độ cộng sản. Dân Việt không

có những quyền tự do căn bản làm người. Đây là điều đáng lẽ ra không thể xảy ra cho bất cứ dân tộc nào đang ở thời điểm văn minh của thế kỷ 21. Là người Việt thì phải có mối quan tâm về sự hưng vong của tổ quốc mình. ‘Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ’, giống vật còn biết thương đồng loại của chúng, huống hồ con người.

Học Tiếng Việt là điểm khởi đầu để sống làm người Việt, đóng góp cho đất nước sở tại, cho cộng đồng và giúp hưng phục quê hương Việt

Nam.

Ngữ vựng:

tỵ nạn: (to run from danger, to take refuge) chạy ra khỏi nơi nguy hiểm tới nơi an toàn hơn

mối ưu tư: (worriness) sự lo lắng

sắc dân: (ethnic) một giống dân

thiểu số: (minority) số ít

di dân: (emigration) sự di chuyển dân cư từ vùng này tới vùng khác với số lượng lớn

đơn thuần: (pure) không trộn lẫn những thứ khác

sự thăng tiến: (progress, advancement) sự đi lên, tiến bộ

khủng hoảng tâm lý: (psychological crisis) tình trạng mất quân bằng trong suy nghĩ, cảm tính và thường dẫn đến những hành động bất thường.

thâm tâm: (deep inside the heart) tậm bên trong đáy lòng

tụ điểm: (concentration point) điểm hội tụ, nơi mọi thứ hướng về

lưu truyền: (to hand down) truyền lại, để lại

quằn quại: (to writhe, to squirm) uốn mình trong sự khó chịu, đau đớn

hưng vong: (ups and downs) sự lên xuống, sự hưng thịnh và xuống dốc

huống hồ: (much less, despite, even though)

hưng phục: (to recreate) xây dựng lại cho khá hơn

B. Trả lời câu hỏi

1. Khi một nền văn hóa cao gặp một nền văn hóa thấp thì nền văn hóa thấp sẽ như thế nào?

__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ 2. Học Tiếng Việt thực sự là học gì?

__________________________________________________________________ 3. Tại sao người Việt học Tiếng Việt thích hợp hơn học một ngôn ngữ khác? __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ 4. Tại sao học Tiếng Việt cũng là đóng góp vào đất nước Hoa Kỳ này? __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ 5. Học Tiếng Việt để làm gì cho quê hương Việt Nam?

__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________

Một phần của tài liệu lop7_2021 (Trang 131 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)