Giáo dục con trong gia đình

Một phần của tài liệu Lua Men 04_2020 - mau (Trang 38 - 39)

Trong gia đình, con cái kế thừa nhân cách từ cha mẹ, bởi thế có câu:

“Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh”. Gia đình là trường

học đầu tiên. Cha mẹ vừa là người bạn, là người thầy, là nhà mô phạm mẫu mực cho con cái. Nhất là người mẹ, thường ở bên cạnh con, để dạy con những hành vi đạo đức như đi thưa về trình, biết kính trên nhường dưới, phân biệt phải trái đúng sai, xấu hay đẹp. Ông cha ta có dạy:

“Trời sinh ra đã làm người,

Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi. Khi ăn thì phải lựa nồi,

Khi nói thì phải lựa lời, chớ sai. Khi vui, chớ có vội cười,

Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì”.

Mẹ thầy Mạnh Tử cũng có cách dạy con rất ấn tượng: Một hôm, thầy Mạnh Tử trốn học. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, thấy con bỏ học về nhà, bà lấy dao rạch đứt tấm vải đang dệt, nghiêm nghị bảo con: “Con đi học mà trốn học, thì cũng như mẹ đang dệt tấm vải này mà rạch đứt nó

đi vậy”. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau này trở

thành một bậc hiền tài của Trung Quốc.

“Uốn cây từ thuở còn non,

Dạy con từ thuở con còn thơ ngây”.

Các chị cũng nên dạy con cái biết tính toán và tiết kiệm:

“Làm người phải biết tiện tằn, Đồ ăn thức mặc có ngần ấy thôi, Những người đói rách tả tơi,

Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn”.

Theo các chuyên gia tâm lý, kiến thức người ta học được phần lớn là những năm đầu đời. Thời mà đứa trẻ ở nhà với cha mẹ, có tác động rất lớn đến tâm lý của chúng suốt thời kỳ ấu thơ và tuổi dạy thì.

Nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ yêu thương tôn trọng nhau thì sau này con cái cũng sẽ như vậy với vợ hoặc chồng của chúng. Ngược lại, trẻ sinh ra trong gia đình thiếu tình thương, nhiều bạo lực và xích mích, sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.

Một phần của tài liệu Lua Men 04_2020 - mau (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)