Công tác chuẩn bị mối hàn giáp mối vị trí 1G

Một phần của tài liệu Mđ29-HànHồQuangDâyLõiThuốc(Fcaw)CơBản (Trang 47 - 52)

Mục tiêu:

- Trình bày được các thông số cơ bản của mối hàn1G, và ứng dụng của các thông số đó;

- Chuẩn bị được mối hàn 1G đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có ý thức tiết kiệm vật tư.

Hình 4.1. Sự chuẩn bịvà kích thước của mối hàn 1G không vát cạnh

Bảng 4.1. Các thông số kỹ thuật 1 2 3 4 5 6 b 4 5 6 8 10 a 0 + 0,5 1 ± 0,5 2 ± 1 h 1 1 5 , 0  

 Hình 4.2. Sự chuẩn bịvà kích thước của mối hàn 1G vát cạnh chữ V Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật  3 4 5 6 7 8 9 10 b 10 12 12 14 16 b1 8 ± 2 10 ± 2 a 1 ± 1 2 ± 1 h 1 ± 1 5 , 0  1,5 ± 1 p 1 ± 1,5 2 ± 1  12 14 16 18 20 22 24 26 b 18 20 22 26 28 30 32 34 b1 10 ± 2 12 ± 2 a 2 ± 1 h 1,5 ± 1 2 ± 1 p 2 ± 1 Hình 4.3. Sự chuẩn bịvà kích thước của mối hàn 1G vát cạnh chữ X Bảng 4.3. Các thông số kỹ thuật  12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 b 12 14 16 18 20 22 24 h 1.5 ± 1 2 ± 1  38 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 b 26 28 30 32 34 36 38 h 2 ± 1 2. Gá phôi và hàn đính

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp gá đính phôi hàn ở vị trí 1F; - Gá đính phôi hàn ở vị trí 1F đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Đảm bảo an toàn lao động.

Hình 4.4. Gá đính phôi

Sau khi gá đính phôi ta bắt đầu làm sạch về hai phía của mép vật hàn từ 20 ÷ 30mm đến ánh kim bằng phương pháp cơ học hoặc hóa học.

3. Kỹ thuật hàn

Mục tiêu:

- Chọn cách dao động mỏ hàn thích hợp cho mối hàn góc;

- Hàn mối hàn góc 1F đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, không khuyết cạnh, ít biến dạng, đúng kích thước bản vẽ;

- Chấp hành tốt các qui định an toàn lao động.

Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục đường hàn ngược với hướng hàn: 700  800

Góc nghiêng của mỏ hàn so với mặt phẳng của vật hàn là 900

4. Trình tự thực hiện

Mục tiêu:

- Trình bày được trình tự thực hiện mối hàn 1F;

- Thực hiện đúng trình tự hàn mối hàn 1F trong quá trình luyện tập; - Có ý thức tốt trong quá trình học tập.

Hình 4.5. Bản vẽ hàn

4.1. Đọc bản vẽ

Chiều dài chi tiết: 250mm Chiều rộng:100mm

Liên kết giáp mối không vát cạnh,hàn hai phía, được thực hiện bằng phương pháp hồ quang tay

+ Dụng cụ thiết bị

Thước lá, búa tay, dũa, bàn trải thép, máy hàn FCAW

Yêu cầu đạt được

- Phôi thẳng phẳng không có pa via; - Gia công phôi đúng kích thước; - Chọn chế độ hàn đính hợp lý; - Mối đính đúng quy cách. 4.3. Tiến hành hàn Dụng cụ thiết bị Thiết bị hàn FCAW Hình 4.6. Dụng cụ hàn Hình 4.7. Kiểm tra gá đính phôi

Yêu cầu đạt được

- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; - Ngồi đúng tư thế, que hàn đúng góc độ; - Bắt đầu và kết thúc đường hàn đúng kỹ thuật. 4.4. Kiểm tra

Hình 4.9.Hình dáng bề mặt mối hàn

4.4.1. Kiểm tra mặt ngoài của mối hàn bằng mắt thường

Là nhìn bằng mắt hoặc kính phóng đại 10 lần hoặc trên 10 lần để xem xét bề mặt của mối hàn , xem có những thiếu sót như: vết nứt, lỗ hơi, lẫn xỉ hàn, đóng cục, hàn chưa thấu và kích thước của mối hàn đã phù hợp với quy định hay chưa, từ đó mà xác định mối hàn. Việc kiểm tra mặt ngoài của mối hàn thường chỉ phát hiện được những thiếu sót ở mặt ngoài và khó phát hiện được những thiếu sót bên trong mối hàn. Cho nên, kinh nghiệm thu cấu kiện hàn, thường phải dùng những phương pháp kiểm tra khác để bổ sung , nhằm xác định chất lượng lần cuối cùng

4.4.2. Kiểm tra bằng dầu lửa

Để kiểm tra bên trong mối hàn xem có thiếu sót như bị thủng không. nó chỉ thích hợp cho các sản phẩm có áp lực nhỏ hơn 30n/cm2, như những bình chứa yêu cầu có tính chặt chẽ tương đối cao.

Kiểm tra bằng dầu lửa là dựa vào khả năng thẩm thấu rất lớn sẵn có của dầu lửa, qua những khe hở rất nhỏ để phát hiện chỗ rò của mối hàn.

Khi kiểm tra, trước hết xoa một lớp phấn trắng, sau đó quét vào mặt sau của mối hàn một lớp dầu lửa. nếu trong mối hàn có lỗ hơi nhỏ xuyên qua hay vết

nứt v.v…thì dầu lửa sẽ thấm qua một lớp bột phấn trắng và làm hiện lên những vết dầu.

4.4.2. Kiểm tra bằng từ tính

Ta biết rằng khi rắc bột sắt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện thì nó sẽ phân bố theo quy luật đường sức từ trường, quy luật này trước tiên phụ thuộc vào sự đồng nhất của cấu trúc sắt từ nếu trên đường đi các đường sức gặp phải các vết nứt, khe hở …thì quy luật phân bố của các đường sức từ sẽ thay đổi so với khu vực khác nhau về độ thẩm thấu, khi gặp các khuyết tật các đường sức sẽ tản ra tạo thành hình bao lấy khuyết tật đó. Dựa vào nguyên lý đó người ta tiến hành kiểm tra bằng cách rắc bột sắt từ lên bề mặt mối hàn đặt kết cấu hàn vào trong một từ trường (hay một dòng điện đi qua) rồi nhìn vào sự phân bố của các đường sức từ để phát hiện chỗ có khuyết tật. Pương pháp này chỉ áp dụng cho các vật liệu từ tính nó cho phép phát hiện các vết nứt bề mặt rất nhỏ, các khuyết tật ở phía dưới liên kết hàn như:

- Nứt ở vùng ảnh hưởng nhiệt - Hàn không ngấu

- Nứt phía trong mối hàn

Rỗ khí, lẫn xỉ phương pháp này khó phát hiện các đường nứt dọc theo đường sắt từ

Một phần của tài liệu Mđ29-HànHồQuangDâyLõiThuốc(Fcaw)CơBản (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)