Bố trí thiết bị của hệ thống sấy.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN NHIỆT THIẾT bị sấy (Trang 40 - 43)

Sau khi đã tính toán xong, chọn được thiết bị thì công việc bố trí thiết bị đó cũng hết sức quan trọng. Với các kích thước đã tính toán ta phải bố trí thế nào cho phù hợp, vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm sấy, vừa đúng với những tính toán khi thiết kế. Ngoài ra còn phải đảm bảo tính kinh tế như: phải bố trí như thế nào cho đường ống đi là ngắn nhất mà vẫn đảm bảo được yêu cầu công nghệ. Bố trí thiết bị sấy có thể sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo được chất lượng sản phẩm sấy ra đạt chất lượng cao. Tuy nhiên khi bố trí thiết bị ta cũng phải quan tâm tới mỹ quan, thuận tiện cho việc vận chuyển, đi lại.

Căn cứ vào đặc điểm công nghệ và quá trình tính toán các thiết bị phụ ta bố trí hệ thống sấy như sau:

• Bố trí cửa đưa gỗ vào buồng.

Gỗ đưa vào buồng ta dùng xe nâng để đưa vào, kích thước của kiêu gỗ cũng khá cồng kềnh .Vì vậy đòi hỏi cửa đưa gỗ vào phải rộng, thuận tiện cho xe nâng đưa gỗ vào. Tuy nhiên cửa lớn như thế nhưng vẫn phải đảm bảo được vấn đề cách nhiệt cho buồng. Ta phải bố trí thế nào để cửa mở dễ dàng thuận tiện cho việc đưa sản phẩm ra vào. Ta bố trí đưa gỗ vào như hình vẽ:

Để thuận tiện cho xe nâng đưa gỗ vào buồng ta thiết kế cửa rộng bằng một mặt tường. Mặt tường này nhất thiết phải quay theo hướng nhà máy chế biến gỗ, nơi tập chung gỗ thuận tiện vận chuyển. Cửa rộng có khối lượng rất lớn, vì thế ta sử dụng tay quay nâng mở để nâng cửa ra và dịch về một bên để cửa được mở hoàn toàn. Quanh cửa ta bố trí một vòng đệm cao su để làm kín cửa khi đóng cửa tránh tổn thất nhiệt. Trên cửa sẽ có 2 lỗ xả ẩm vào lấy khí ngoài trời vào.

• Bố trí các kiêu gỗ:

Các kiêu gỗ ta phải sắp xếp thế nào cho phù hợp, để có thể dễ dàng đưa vào buồng và khả năng chất tải là lớn nhất. Tuy nhiên ta cũng phải lưu ý tới việc lưu thông khí trong buồng sấy. Vì vậy các thanh gỗ sẽ được kênh nhờ các thanh kênh. Ta bố trí như hình vẽ:

Hình 4.6. Cách xếp kiêu gỗ

Các thanh gỗ được công nhân sắp xếp thẳng hàng, giữa hai thanh phải có thanh gỗ kênh để thông gió. Ta tính toán bố trí chiều cao của kiêu gỗ thế nào cho hợp lý để xe nâng đưa vào buồng dễ dàng. Như vậy ta không nên xếp cao quá để đảm bảo tính an toàn, khả năng chất tải, thông thoáng. Sau khi đã xếp xong ta phải có dây buộc kiêu gỗ lại cho chắc chắn.

• Bố trí quạt trong buồng sấy:

Ta sẽ bố trí quạt nằm ở phía trên của tấm chắn hướng dòng. Việc bố trí quạt cũng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm gỗ khi ra lò. Vì vậy ta phải bố trí quạt thế nào để tác nhân sấy được phân bố đều cả buồng sấy, thông thoáng cho cả buồng sấy. Vì vậy ta đặt quạt phía trên cao của buồng sấy nằm trước dàn calorifer. Vì chiều dài của dàn calorifer khá lớn, vì vậy để cho việc trao đổi nhiệt ở dàn calorifer là tốt nhất thì ta phải bố trí 3 quạt. Quạt được bố trí như hình vẽ.

Với cách bố trí như thế quạt sẽ lấy không khí nóng cuối buồng sấy và không khí từ ngoài hoà trộn vào, thải một phần qua lỗ thải khi cần và chủ yếu được thổi qua calorifer xuống buồng sấy.

Hình 4.7.b.

Hình 4.7.a. Bố trí quạt trong buồng sấy.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN NHIỆT THIẾT bị sấy (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w