b. Giao thức dành trước tài nguyên RSVP
3.2.2 Đánh dấu (Marking)
Đánh dấu là một kĩ thuật dùng để tạo ra sự phân biệt giữa các gói tin của các loại dữ liệu khác nhau trong khi thực hiện QoS, việc đánh dấu sẽ thực hiện trên các một số trường có trong gói tin như IP precedent, DSCP, EXP, QoS group, QoS discard….
Việc đánh dấu thường được thực hiện sau khi gói tin đã được phân loại, Sau khi phân loại gói tin ta sẽ đánh dấu vào gói tin đó một giá trị, có thể đó là giá trị IP precedent, DSCP hay EXP…Các giá trị đã được đánh dấu sẽ được dùng để phân loại gói tin ở chặn tiếp theo và thực hiện QoS.
Ví dụ dưới đây sẽ đánh dấu gói tin Voice với giá trị EXP là 5, HTTP là 3, FTP và SMTP với EXP là 2 và Best Effort là 0:
PE1(config-pmap)#class Voice-dscp
PE1(config-pmap-c)#set mpls experimental topmost 5 PE1(config-pmap-c)#exit
****
PE1(config-pmap)#class HTTP-dscp
PE1(config-pmap-c)#set mpls experimental topmost 3 PE1(config-pmap-c)#exit
PE1(config-pmap)#class smtp-dscp
PE1(config-pmap-c)#set mpls experimental topmost 2 PE1(config-pmap-c)#exit
****
PE1(config-pmap)#class ftp-dscp
PE1(config-pmap-c)#set mpls experimental topmost 2 PE1(config-pmap-c)#exit
****
PE1(config-pmap)#class best-effort-dscp
PE1(config-pmap-c)#set mpls experimental topmost 0 PE1(config-pmap-c)#exit
Việc đánh dấu thường xảy ra tại ngõ vào của interface, tại đây gói tin sẽ được thu nhận và thực hiện đánh dấu lại (remark) nếu cần thiết, dấu vừa đánh sẽ tồn tại trong các hàng đợi ngõ ra của router này và trên đường truyền tới đích tiếp theo.
Thực chất của việc đánh dấu là ta sẽ set các giá trị trong gói tin lên các giá trị thích hợp mà ta cho là hợp lí.
Hình 3.13: Trường để đánh dấu