Tình hình chuyển viện và tử vong

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết của bà mẹ về 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân ở trẻ 2 tháng 5 tuổi trong chương trình chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em (Trang 34)

D ấu hiệu nguy hiểm

4.2.2.Tình hình chuyển viện và tử vong

Khi chưa có chương trình IMCI, tỷ lệ chuyển viện năm 2004 là 3,21%, khi có chương trình IMCI tỷ lệ chuyển viện năm 2007 giảm xuống còn 1,28%, đều này nói lên nhờ chương trình IMCI phổ cập tại các tuyến cơ sở đã làm giảm áp lực chuyển viện các bệnh nhi đến các y tế tuyến trên (Y tế huyện, Tỉnh). Đồng thời, tỷ lệ tử vong, năm 2007 cũng giảm nhiều so với khi chưa có chương trình IMCI (2004) từ tỷ lệ tử vong của bệnh nhi là 0,16% giảm xuống gần 10 lần (0,04%). Đây là một thành công lớn của chương trình xử lý lồng ghép bệnh trẻ em

4.3. DẤU HIỆU NGUY HIỂM TOÀN THÂN CỦA TRẺ 4.3.1. Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm 4.3.1. Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm

Trong 109 đối tượng nghiên cứu bà mẹ có con từ 2 tháng – 5 tuổi, 57 bà mẹ trả lời có biết 4 dấu hiệu nguy hiểm chiếm tỷ lệ 52,29%, tỷ lệ này thấp hơn so với Nguyễn Anh Dũng nghiên cứu các tỉnh Phía Bắc 63,6%, đồng thời cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Khanh- Hồ Công Lộc, tại Trạm Y tế xã Hương Hồ (88,33%)[10], và tỷ lệ này cũng thấp hơn kết quả của Phạm Ngọc Thanh nghiên cứu ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long, Trà Giang 93,10%[19]. Kết quả của chúng tôi cho thấy ban đầu chỉ có một số bà mẹ

được tập huấn chương trình IMCI (bảng 3.4) có 14 bà mẹ được tập huấn chiếm 12,84% nên sự nhận thức và hiểu biết qua 4 dấu hiệu nguy hiểm cũng có giới hạn.

Do vậy, các bà mẹ có con trong diện được tập huấn IMCI hay chưa được tập huấn IMCI đều đưa trẻ đi khám khi thấy hiện tượng ho, sốt chiếm 50,46% (bảng 3.8), đó cũng là lý do thông thường của các bà mẹ khi thấy con đau, ốm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự hiểu biết của bà mẹ về 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân ở trẻ 2 tháng 5 tuổi trong chương trình chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em (Trang 34)