Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh bắc kạn theo chuẩn giáo viên dạy nghề (Trang 42 - 121)

Tổng số GV (BC+HĐ) GV trong B.chế (GVTBC) GV trực tiếp G.dạy (GVTTGD) Quy HS HS/GV TBC HS/GV TTGD 1 Tổ văn hoá 6 1 6 150 150/1 25/1 2 Tổ môn Tin học 3 3 2 100 50/1 34/1 3 Khoa Điện 6 6 6 200 34/1 34/1 4 Khoa Cơ khí 10 9 7 250 28/1 36/1

5 Khoa nông lâm nghiệp 5 5 5 100 20/1 20/1

Cộng 30 24 26

(Nguồn: Phòng Đào tạo và phòng HC-Tổng hợp trường TCNBK)

Với số liệu tổng hợp được tại bảng 2.3 cho thấy:

Tổ tin học có tỷ lệ HS/GV là 50 HS/1 GV, so với tỷ lệ trung bình hiện tại còn thiếu 05 GV. Nguyên nhân của thiếu GV của tổ bộ môn là do nhu cầu học sinh theo học đối với nghề thuộc bộ môn này rất lớn. Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề, CNTT đã trở thành một công cụ không thể thiếu được trong các lĩnh vực. Nguyên nhân nữa là tổ môn phải cử 1 GV đi học để nâng cao trình độ, số lượng GV của tổ môn tăng chưa phù hợp với số lượng HS theo học.

Khoa Cơ khí tỷ lệ HS/GV là 28 HS/1 GV, so với tỷ lệ trung bình hiện tại còn thiếu 3 GV. Nguyên nhân của thiếu GV trong khoa là do nhu cầu học nghề công nghệ ôtô và cơ khí chế tạo. Cầu về thị trường lao động đối với nghề này tương đối lớn nên người học đã thực sự muốn vào học để nắm bắt cơ hội tìm được việc làm phù hợp với nghề đã học. Khoa đã cử 2 GV đi học để nâng cao trình độ, số GV được tuyển dụng thêm còn chưa phù hợp với số lượng học sinh theo học.

Khoa Điện có tỷ lệ HS/GV là 34 HS/1 GV. Số lượng HS theo học khoa này tăng nhanh do nhu cầu nghề Điện tử công nghiệp và Vận hành điện trong nhà máy điện lớn. Do điều kiện địa lý và kinh tế của Tỉnh kém phát triển nên số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này ít, chỉ tập trung nhiều ở địa bàn thị xã Bắc Kạn, huyện Na Rì là chủ yếu.

Khoa Nông - Lâm nghiệp, tỷ lệ HS/GV là 20 HS/1 GV, so với tỷ lệ trung bình hiện tại khoa là phù hợp nhất. Nguyên nhân do đặc thù tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi "tam nông" cơ cấu lao động ở lĩnh vực này còn lớn (chiếm 79,96% năm 2008). Người học nghề thuộc lĩnh vực này có thể ứng dụng ngay kiến thức khoa học vào hoạt động sản xuất tại địa phương, khai thác tốt những tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế gia đình và làm giàu chính đáng.

Phòng Đào tạo, do chỉ đảm nhận giảng dạy các môn học chung, số giờ giảng thực tế của GV tương đối phù hợp với giờ tiêu chuẩn. Đối với GV dạy lái xe ô tô, nhà trường tuân thủ thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo kế hoạch quý 3 năm 2011 nhà trường đào tạo lái xe với lưu lượng tương ứng 13 xe hạng B2 và 5 xe hạng C là 210 học viên thì tổng số GV dạy thực hành lái xe là 18 GV, GV dạy lý thuyết là 04 GV.

2.2.3. Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên

a. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của GV vừa là yếu tố phản ánh năng lực trí tuệ, vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH, vừa phản ánh tiềm năng trí tuệ của nhà trường và là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển nhà trường. Thực tiễn qua nhiều năm củng cố và xây dựng đội ngũ GVDN, ĐNGV của nhà trường đã từng bước bổ sung về số lượng, được đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

Bảng 2.4: Thống kê trình độ chuyên môn của giáo viên qua các năm học Trình độ Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tiến sĩ 0 - 0 - 0 - 0 - Thạc sĩ 1 5,55 1 4 1 3,3 1 3,3 Đại học 6 33,33 10 40 15 49,9 15 49,9 Cao đẳng 9 50 10 40 10 33,3 10 33,3 Công nhân KT 2 11,1 4 16 4 13,2 4 13,2 Cộng 18 100 25 100 30 100 30 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính trường TCNBK)

Trình độ được đào tạo của ĐNGV nhà trường thể hiện ở bảng 2.4 đã bộc lộ những hạn chế nhất định so với mặt bằng trình độ GV cả nước. Theo đánh giá thực trạng GVDN năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề: "Về trình độ chuyên môn tại các trường cao đẳng nghề, tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là 8,25%, đại học là 61,05%, cao đẳng là 13,53% và công nhân kỹ thuật, nghệ nhân là 10,82%. Tỷ lệ tương ứng tại các trường trung cấp nghề là 4,62%, 49,55%, 18,99% và 13,76%" [tr.48]. Hiện tại nhà trường chưa có GV có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (duy nhất 01 đồng chí giáo viên khoa Nông lâm nghiệp có trình độ Thạc sĩ; 04 đồng chí đang đi học Thạc sĩ). Số GV có trình độ đại học (ĐH) là 15 GV, chiếm 49,9%; số GV có trình độ cao đẳng (CĐ) là 10 GV, chiếm một tỷ lệ khá cao 33,3%. Số GV ở trình độ công nhân kỹ thuật (CNKT)

chiếm 13,2%, một tỷ lệ hợp lý so với mặt bằng chung về GV cả nước.

Xét trình độ của GV ở các khoa, tổ chuyên môn thì bức tranh phản ánh về trình độ chuyên môn còn mất cân đối đáng kể, có những khoa đa số GV ở trình độ ĐH, ngược lại có những khoa lại quá nhiều GV có trình CĐ.

Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn của giáo viên theo các khoa, tổ bộ môn năm học 2010-2011

Tt Khoa T.số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng CNKT

SL T.lệ SL T.lệ SL Tỷ lệ SL T.lệ 1 Tổ môn tin học 3 0 - 3 100 0 0 0 - 2 Khoa Điện 6 0 - 3 50 2 33.3 1 16.6 3 Khoa Cơ khí 10 0 - 2 20 6 60 2 20 4 Khoa Nông-Lâm 5 1 20 4 80 0 - 0 - Cộng 24 1 4,1 12 50 8 33,33 3 12,5 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính trường TCNBK)

Với số liệu được phản ánh ở bảng 2.5. khoa Cơ khí tỷ lệ GV ở trình độ ĐH còn quá thấp: 20%. Số GV ở trình độ CNKT chiếm 20% .

Trong công tác dạy nghề, GV tốt nghiệp ĐH chuyên ngành hoặc ĐH kỹ thuật thường dạy thực hành không tốt như khi dạy lý thuyết, có khi dạy không tốt bằng GV chỉ tốt nghiệp ở trình độ CĐ sư phạm kỹ thuật hoặc CNKT có tay nghề cao. Do chương trình đào tạo ở trình độ ĐH thiên nhiều về lý thuyết còn ở trình độ thấp hơn chương trình đào tạo thiên về kỹ năng thực hành. Đây là một hiện thực rất khó khăn khi dạy nghề hiện nay đang tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện, dạy nghề theo chương trình mô đun, đặc trưng nổi bật của mô đun là: "Định hường trọn ven vấn đề - tích hợp nội dung" [32, tr.356]. Đòi hỏi người GV phải có kiến thức rộng và tổng hợp, có kiến thức cả về lý thuyết và thực hành, đặc biệt là kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề.

Từ thực trang trên cho thấy, trình độ chuyên môn của ĐNGV trường TCNBK còn thấp và chưa đồng đều so với yêu cầu nhiệm vụ và phát triển của sự nghiệp dạy nghề hiện nay, đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học. Nhà quản lý cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ

năng thực hành cho ĐNGV, thực hiện chuẩn hóa trình độ ĐH và nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại.

b. Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên

Ngoại ngữ và tin học là công cụ rất cần thiết để GV tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, góp phần làm thay đổi phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Bảng 2.6: Thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giáo viên

Trình độ Lĩnh vực Dưới A Trình độ A Trình độ B C trở lên T.số GV SL GV Tỷ lệ SL GV Tỷ lệ SL GV Tỷ lệ SL GV Tỷ lệ Ngoại ngữ 2 8,33 12 50,0 8 33,33 2 8,33 24 Tin học 0 - 10 41,66 11 45,83 3 12,5 24 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính trường TCNBK)

Từ số liệu thống kê tại bảng 2.6 cho thấy số lượng GV có trình độ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên chiếm 91,67,1%, giáo viên có trình độ tin học từ A trở lên có tỷ lệ cao hơn, chiếm 100 % tổng số GV nhà trường. Qua kết quả khảo sát thì 84% số GV được hỏi ý kiến cho rằng sử dụng ngoại ngữ vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu chưa nhiều và chưa hiệu quả, phần là do GV chưa phát huy năng lực và dành thời gian cho sử dụng ngoại ngữ trong NCKH, phần là do môi trường của nhà trường chưa có sự quan hệ quốc tế, chưa kích thích được việc sử dụng ngoại ngữ của GV.

Về sử dụng tin học trong giảng dạy và trong các hoạt động của GV được thực hiện tốt hơn và rộng rãi hơn so với sử dụng ngoại ngữ, giáo viên có trình độ tin học trình độ A trở lên đạt 100% nên GV đều sử dụng được máy vi tính trong soạn thảo văn bản, soạn giáo án ... Số GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chiếm 37,5%. Tuy có nhiều GV ứng dụng được tin học

song chất lượng ứng dụng chưa cao, chưa khai thác nhiều được sức mạnh của công cụ công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với thực trạng này, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng, tạo môi trường và phong trào học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV đặc biệt là đối với những GV còn ở trình độ A và dưới A. Sử dụng tốt hai công cụ này chắc chắn sẽ giúp cho người GV dễ dàng tiếp cận với những thành tựu khoa học mới của nhân loại, tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại, thực hiện có hiệu quả các hoạt động của mình và đặc biệt là ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

2.2.4. Thực trạng về tuổi đời, thâm niên công tác và giới tính

- Trong quá trình xây dựng và phát triển ĐNGV nếu không chú ý đến cơ cấu độ tuổi sẽ gây ra những hẫng hụt giữa các thế hệ, nhất là lực lượng kế cận ở tương lai gần.

Bảng 2.7: Tổng hợp về tuổi đời của đội ngũ giáo viên

Đối tượng Dưới 31 31 đến 40 41 đến 50 51 đến 60

T.số

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Giáo viên 4 16,66 16 66,66 1 4,16 3 12.49 24

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính trường TCNBK)

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ giáo viên dưới 31 tuổi chiếm 16,66%, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 66,66%, từ 41 đến 50 tuổi chiếm 4,10%, GV ở độ tuổi trên 50 tuổi là 12,49. Đây là một thực trạng đáng mừng vì ĐNGV của nhà trường còn ở độ tuổi rất trẻ, tuổi trung bình của GV toàn trường là 34 tuổi. Như vậy, trong 05 năm tới nhà quản lý chưa cần tính đến ĐNGV kế cận do phải thay thế ĐNGV đã đến tuổi về hưu.

- Phần lớn số GV của nhà trường còn ở độ tuổi rất trẻ, do mới được tuyển dụng nên thâm niên giảng dạy chưa nhiều.

Bảng 2.8. Tổng hợp về thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên

T.số GV

Dưới 5 năm 5-10 năm 11-15 năm 16-20 năm Trên 20 năm SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

24 9 37,5 12 50 0 - 0 - 3 12,5

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính trường TCNBK)

Bảng 2.8. cho thấy số GV có thâm niên giảng dạy từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số GV của trường, chiếm 50%. GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm 37,5%. GV có thâm niên giảng dạy từ 11-20 năm không có, GV giảng dạy có thâm niên trên 20 năm chiếm 12,5%. Như vậy, số GV thực sự có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy rất ít, đặc biệt ở GVDN trình độ TCN.

- Số GV là nữ giới tổng số 03 GV, chiếm 12,5%, tuy không cân bằng về giới tính nhưng hiện tại nhà trường đang lợi thế vì GV nam có nhiều thời gian dành cho công tác chuyên môn hơn, điều động công tác thuận lợi hơn do không phải nghỉ chế độ thai sản, ít phải nghỉ đột xuất để chăm sóc con nhỏ ...

2.2.5. Thực trạng về năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên

Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 7/2011 có 10 phiếu dành cho cán bộ quản lý và 25 phiếu dành cho giáo viên, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Nhóm năng lực của giáo viên

Tt Các năng lực Điểm đánh giá Điểm trung

bình

1 2 3 4 5

1 Năng lực chuyên môn 0 2 8 15 10 3,57

2 Năng lực sư phạm dạy nghề 0 0 9 11 15 4,17

3 Năng lực nghiên cứu khoa học 5 5 19 5 1 2,77

4 Năng lực giao tiếp xã hội 3 17 14 1 3,37

5 Năng lực giáo dục học sinh 0 0 22 10 3 3,46

Bảng 2.10. Kết quả mức độ quan tâm Các tiêu chí khi đánh giá giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tt Nội dung

Điểm đánh giá Điểm trung

bình

1 2 3 4 5

1 Vấn đề giờ giấc ra vào lớp của GV 0 0 5 10 20 4.43

2 Chất lượng giờ lên lớp của các GV 0 0 5 5 25 4.57

3 Hoạt động NCKH của GV 5 5 5 12 7 3.23

4 Các hoạt động giáo dục của GV 0 5 5 16 9 4.17

5 Vấn đề hoạt động thực tiễn của GV 0 3 9 14 9 3.40

6 Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh 3 9 4 8 11 3.34

7 Căn cứ vào kết quả bình bầu thi đua 2 3 4 16 10 3.91

8 Lắng nghe ý kiến ĐG qua đồng nghiệp 1 4 3 17 10 3.63

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về công tác phát triển ĐNGV

Tt Nội dung Ý kiến Kết quả(%)

1 Có kế hoạch 3 8.57

2 Chưa có kế hoạch 4 11.42

3 Chỉ là biện pháp tình thế 17 48.57

4 Có biện pháp chiến lược 0 0

5 Có một quá trình liên tục 0 0

Bảng 2.12. Kết quả mức độ cần thiết của những nội dung cần bồi dưỡng giáo viên

Tt Nội dung bồi dữơng Điểm đánh giá Điểm

trung bình

1 2 3 4

1 Kiến thức chuyên môn 0 2 12 21 3.54

2 Rèn luyện kỹ năng nghề 0 1 11 23 3.63

3 Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề 8 15 10 2 2.17

4 Ngoại ngữ 1 1 6 27 3.69 5 Tin học 4 3 4 24 3.37 6 Phương pháp luận NCKH 0 0 6 29 3.83 7 Lý luận chính trị 0 12 20 3 2.74 8 Lý luận dạy học 1 4 19 11 3.14 9 Quản lý giáo dục 0 19 12 4 2.57 10 Quản lý nhà nước 0 5 6 24 3.54 11 Phẩm chất chính trị, đạo đức 0 14 7 14 3.00 12 Vấn đề khác 0 0 0 0 0.00

Bảng 2.13. Bảng đánh giá hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng ĐNGV

Tt Các hình thức Điểm đánh giá Điểm

trung bình 1 2 3 4 1 Tập trung 0 0 5 30 3.86 2 Vừa học vừa làm 1 4 25 5 2.97 3 Từ xa 4 20 9 2 2.26 4 Bồi dưỡng ngắn hạn 0 6 10 19 3.37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Hội thảo, hội giảng 0 2 8 25 3.66

6 Đi thực hành thực tế 0 8 17 10 3.06

7 Tự bồi dưỡng qua tài liệu 0 1 3 31 3.86

8 Tích lũy học phần, chứng chỉ 0 6 18 11 3.14

9 Hình thức khác 0 0 0 0 0.00

Qua kết quả trên cho ta thấy: a. Phẩm chất chính trị

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được các cấp ủy đảng, các phòng, khoa chuyên môn của nhà trường thường xuyên triển khai quán triệt. Thông qua thực tiễn học tập và phấn đấu, ĐNGV nhà trường đã được nâng cao về trình độ giác ngộ chính trị "Hầu hết cán bộ đảng viên trong Đảng bộ có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất, đạo đức lối sống,

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh bắc kạn theo chuẩn giáo viên dạy nghề (Trang 42 - 121)