Tu theo Phật giáo Mật tông là tổng hợp luyện cả thân (động tác), lời nói, ý nghĩ để đạt đến mục đích là tâm mật, tức là sự kỳ diệu Phật sáng ở trong tâm mà người không nhận biết nỗi.
Như vậy, thực chất tư tưởng Phật giáo Mật tông cũng vẫn là “Phật ở trong tâm”. Chỉ có điều cách tu luyện của nó không dễ gì thực hiện được ở nhiều người, bởi Phật giáo Mật tông rất gần với những hoạt động phù thuỷ của Đạo giáo. Nhiều lúc Phật giáo Mật tông và Đạo giáo như hoà nhập làm một. Chẳng hạn như nhà sư Lý Đạo Hạnh, có phép thần thông ném gậy dựng đứng trôi ngược trên sông Tô Lịch, và hoá phép đầu thai thành vua Lý Thần Tông; Nhà sư Nguyễn Minh Không dùng phép thuật chữa bệnh mọc lông hổ ở vua Lý Thần Tông v.v.
Về quan niệm “Phật tại tâm” trong Phật giáo cần được hiểu như sau: Tâm không đơn thuần chỉ là trái tim theo cách gọi của dân gian là lòng hay dạ. Mà tâm theo Phật giáo biểu hiện ở tiếng Ấn Độ là Cita, xuất phát từ gốc Ci nghĩa là thu góp nhận thức, Cita là tâm nuôi lớn cái nghiệp. Sự giác ngộ trong tâm, không phải chỉ rung động đúng mức về tình cảm, mà còn là sự nhận thức, hiểu biết về nguyên nhân của cái nghiệp khổ sướng. Nghĩa là tâm còn bao hàm cả thức (Vynana), sự nhận thức, ý thức của con người. Như
vậy, tâm theo Phật giáo là toàn bộ thế giới bên trong chủ quan gồm cả tâm hồn, ý thức, tinh thần, tâm lý.
Như vậy, nói “Phật tại tâm”, tức là nói về cả ý thức, tâm hồn mà ta thức ngộ chứng quả về Phật. Vì thế, Phật mới nên ra tuệ là một trong ba cửa đi vào Phật (giới, định, tuệ). Tâm Phật ấy là tâm giác ngộ, tâm Phật ấy là tâm phóng đại quang minh khi soi ra ngoài. Khi tâm có Phật thì sáu cửa (trên, dưới và bốn bên) đều thanh. Khi tâm tức Phật thì chiếu trong tự tính, tâm hồn tam độc (tham, sân, si) liền dứt, cái tôi hết thảy đều tan, trong ngoài hết thảy đều sáng tỏ.
“Phật tức Tâm, Tâm tức Phật” trong Thiền tông, qua các dòng Thiền Tỳ- Ni-Đa-Lưn-Chi và Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam đều theo cách: “Giáo ngoại bất truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật”. Nghĩa là trong quặng có vàng, trong tâm có Phật. Truyền đạo chỉ có cái tâm truyền tâm, không ỷ nhiều vào văn tự chữ nghĩa, lời giảng kinh kệ, cứ để tâm tưởng về Phật, đến một lúc nào đó đến ngộ tức khắc thành Phật. Vì thế mới có tên Vô Ngôn Thông thiền sư, Bất Nghĩa thiền sư, ... tất cả đều chủ ý không nói cũng hiểu, không giảng cũng thông. Không lời, không câu, không cảnh nào cả; tự tâm trong sáng ngộ về Quốc độ. Đó là trường hợp nhà sư Lập Đức (? 686) đệ tử trực tiếp của nhà sư Vô Ngôn Thông lúc bấy giờ ở chùa Kiến Sơ, Phù Đổng, Bắc Ninh, được đặt pháp hiệu là Cảm Thành thiền sư, cảm nhận mà thành Phật ở trong tâm.
Tư tưởng “Phật tại tâm, Tâm tức Phật” trên đây được truyền tiếp nối đến thời Lý với hiện tượng thiền sư Thảo Đường. Vào năm 1069, vua Lý Thánh Tông sau khi đánh dẹp giặc Chiêm Thành, phát hiện trong đám tù binh bắt được có một người tên là Thảo Đường, chính là một bậc cao tăng người Trung Quốc sang truyền đạo ở Chiêm Thành. Thảo Đường được đưa về chủ trì chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc ngày nay), lập ra dòng thiền Thảo Đường, được vua Lý Thánh Tông và nhiều đại thần quy theo. Thiền Thảo Đường truyền được năm thế hệ. Hiện chúng ta còn chưa biết được tư tưởng của thiền Thảo Đường ra sao nhưng với câu chuyện nhà sư Thảo Đường truyền đạo Phật ở người Chămpa thì hẳn là nặng về Phật giáo Tiểu Thừa, nhấn mạnh yếu tố tự giác trong tâm. Và với cái tên Thảo Đường, thảo là cỏ, đường là nhà, có nghĩa là am cỏ, nói lên tính chất tu luyện nguyên thuỷ của Phật giáo Thảo Đường.
Hiện tượng thiền Thảo Đường cùng với hiện tượng tu đốn ngộ Vô Ngôn Thông trên đây nói lên tính chất tự giác mạnh mẽ trong ý thức tu, tu tâm
thành Phật. Điều này rất phù hợp với cư dân nông nghiệp nước ta, coi trọng đạo đức nhân nghĩa tình người, đã làm cho Phật giáo vào nước ta kết hợp được giữa lý và sự. Lý là cái lý phép tu Phật, sự là những sự việc hành động hằng ngày ngoài đời thực tế cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Sang thời Trần, tư tưởng “Phật giáo ở trong tâm” còn được đưa lên một mức cao hơn nữa, Phật giáo thời Trần quan niệm trong con người vốn sẵn tính Phật. Điều này biểu hiện ở vua Trần Thái Tông (1225 - 1258 vua đầu triều Trần), muốn vào núi Yên Tử tu Phật được nhà sư Phù Vân ở đây khuyên: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó, thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm hiểu bên ngoài” [3; 28, 345].
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1229 - 1291), tên thực là Trần Tung, con trưởng của An sinh vương Trần Liễu, anh cả Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một nhà Thiền học lớn thời Trần, trong bài thơ sinh tử của ông có câu: “Tâm chi sinh hề sinh tử sinh,
Tâm chi diệt hề sinh tử diệt” Hoặc: “Vạn pháp chí tâm tức Phật tâm”
(Vạn pháp đều ở trong tâm, tức là tâm của Phật) [1; 273].
Đặc biệt về ông có câu chuyện: Ông được em gái là Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiện Cảm, vợ vua Trần Thánh Tông mời ăn tiệc, bà sắp cả cỗ chay và cỗ mặn, ông cứ ăn cỗ mặn bình thường. Bà hỏi anh đã đi tu Phật sao vẫn ăn mặn? Ông trả lời: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cần Phật, Phật chẳng cần anh. Cô chẳng nghe các Phật cổ đức nói Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao!” [3; 28, 345], [1; 273].
Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308), kế thừa tư tưởng của các thiền sư tiền bối trong dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông cùng truyền thống văn hóa người Việt lập ra phái thiền Trúc Lâm. Trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo của nhà vua có những câu:
“ Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa, Ở đời vui đạo cứ tuỳ duyên.
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền, Báu sẵn trong nhà đâu kiếm nữa,
Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền.” [3; 405], [1;273].
Như vậy, ở thời Trần tư tưởng Phật ở trong tâm hay tâm là Phật còn được nâng lên một bước mạnh mẽ hơn: là con người vốn đã sẵn tính Phật. Vốn đã sẵn tính Phật, nên nhà sư Phù Vân mới nói: “lòng lặng lẽ mà hiểu,
đó chính là chân Phật, không cần khó công tìm hiểu bên ngoài”. Con người vốn sẵn tính Phật, nên Tuệ Trung Thượng Sỹ mới nói Phật là anh, anh là Phật. Con người vốn sẵn tính Phật, nên không chấp ở ăn chay ăn mặn, không cần diệt dục, chỉ cần tiết dục cho tâm hồn vô tư thanh tịnh, tức sẽ thành Phật. Con người vốn sẵn tính Phật nên ở vua Trần Nhân Tông mới “cư trần lạc đạo”, cứ sống tự nhiên ở đời, đói thì ăn mệt thì ngủ, báu vật sẵn ở trong nhà, tức là sẵn tính Phật, vô tâm thì còn hỏi chi Thiền.
Tư tưởng Thiền Trúc Lâm mà cũng là tư tưởng Phật giáo thời Trần và cũng là Phật giáo Việt Nam được biểu hiện ra trên đây do hai nguyên nhân:
Một là: Sang thời Trần Phật giáo tuy vẫn được trọng dụng nhưng không
còn mạnh mẽ như ở thời Lý. Thời Trần, Nho giáo dần được đề cao, nhiều nho sĩ đã lên tiếng công kích Phật giáo. Năm 1247 vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi Tam giáo: Nho, Phật, Lão ngang nhau. Điều này nói lên không những tư tưởng Nho, mà cả tư tưởng Đạo giáo cũng tác động mạnh nên Tuệ Trung Thượng sĩ và vua Trần Nhân Tông mới nêu lối sống “Tự nhiên như nhiên”, đói thì ăn mệt ngủ liền khi nói về Phật giáo.
Hai là: Vị thế con người Việt Nam sang thời Trần đã có khác sau ba lần
đại thắng quân Nguyên (Mông), một nước rộng lớn hùng mạnh nhất lúc bấy giờ đã làm cho vị thế của con người Việt Nam đạt đến đỉnh cao vinh dự. Vị thế của con người như vậy nên trong tư tưởng mới dám khẳng định: Bụt là ta, Ta là Bụt, và con người vốn sẵn đầy tính Phật, nên con người sống tiết dục cũng có thể thành Phật.Xem [1; 272 - 275].
Tuy nhiên, con người vốn sẵn tính Phật trong khuynh hướng nhập thế của Phật giáo thời Lý - Trần vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ của một tôn giáo, tia sáng tích cực của nó loé lên mạnh ở thời Trần, do hiện thực cuộc sống hào hùng thời đó mang lại, không kéo dài được bao lâu.
Phật giáo bắt đầu sa sút dần, cùng với sự suy vong của vương triều nhà Trần từ giữa cuối thế kỷ XIV. Khi mà xã hội phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng trầm trọng từ đầu thế kỷ XVI, thì tư tưởng Phật ở trong tâm, Phật tâm - tâm Phật mờ dần nhường chỗ cho tư tưởng Tam giáo đồng tôn nổi lên ở thời Trần. “Phật tức tâm, Tâm tức Phật” chỉ tiếp tục được duy trì một cách chung chung, kéo dài mãi ở với Phật giáo ở nước ta về sau này. Ví như ở Đào Duy Từ (1572 - 1634) người có công lớn giúp chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã nói về Phật: “Hà đạo đâu xa mà nhọc kiếm,
Ví như nhà sư Hương Hải (1628 - 1715) người phục hồi Thiền Trúc Lâm ở Đàng Trong rồi đưa ra Đàng Ngoài khi giảng về Thiền định:
“Tâm vô cảnh bất sinh Cảnh vô tâm tịch tịch Tâm chiếu cảnh linh linh”
(Dịch nghĩa: Tâm không cảnh không sinh Cảnh không tâm lẳng lặng Tâm chiếu cảnh mênh mông)
Và: “Nguyên lai Tam giáo đồng nhất thể Nhập vận hà tằng lý hữu duyên” (Dịch nghĩa: Ba đạo nguyên lai cùng một thể
Tuỳ duyên đâu có lệch bên nào) [2; 72, 403], [1; 276]. Lê Quý Đôn (1726 - 1784) đã công khai xác nhận nếu tách sự kết hợp nhuần nhuyễn Nho - Phật - Lão ra khỏi tư tưởng con người, thì khác gì như lấy dao chém xuống nước, dao qua đi thì nước lại liền ngay. Xem [8; 436, 480], [1; 276].
Ngô Thì Nhậm (1746- 1803): “Tác dụng của Nho và Thích chỉ là một đạo lý vẫn cùng một gốc”. Ông dùng khái niệm Nho để giải thích Phật, có “Thích quân tử” và “Thích tiểu nhân”, Phật cũng dựa trên “tâm, tính, lý, dục” của Tống Nho để thuyết lý tu hành của mình [8; 436, 480], [1; 277].
Như ở nhà sư Toàn Nhật (?-1852) dòng thiền Lâm Tế, chi phái Thiền Chúc Thánh, thọ giới chùa Từ Quang, tỉnh Phú Yên, trong bài “Bát nhã Ngô đạo quốc âm” có câu:
“Học Phật gia niệm chữ từ bi, Tu Tiên đạo giữ câu cảm ứng. Trung thứ nơi Nho là bằng chứng,
Phật Thánh Tiên ba giáo một lòng” [2; 42, 59], [1; 277]. Khi vào Nam Bộ, tư tưởng “Phật ở trong tâm” và Tam giáo đồng tôn vẫn được tiếp diễn. Ở chùa Sắc Tứ - Long Xuyên - xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, trong chùa có đôi câu đối:
“Phật nhật tăng huy Tam giáo trang nghiêm phổ lợi vĩnh thuỳ vạn cổ. Pháp vân hội chuyển, Nhất tâm thanh tịnh quang minh biến chiếu thập phương”.
(Dịch nghĩa: Phật giác ngộ rạng soi Tam giáo trang nghiêm, lỗi lạc thấm nhuần muôn thuở, Mây chính pháp vần vũ nhất tâm thanh tịnh, ánh sáng tỏ khắp mười phương) [2; 42, 59], [1; 277, 278].
Tư tưởng Tam giáo đồng tôn Nho, Phật, Lão ở Nam Bộ thời hiện đại còn được hoà hợp với Công giáo cho ra đời đạo Cao Đài (1925). Trên điện thờ của đạo này thờ ngang hàng bốn tượng Thích ca, Khổng Tử, Lão Tử và Jêsu.
Mặt khác, Nam Bộ cho đến đầu thế kỷ XX, do nhiều đất đai và màu mỡ, nhiều nông dân đã kéo nhau vào đây sinh sống, nhưng trong điều kiện xã hội bấy giờ, cuối cùng thân phận của họ vẫn không thoát khổ. Hầu hết thân phận họ chỉ là người tá điền và chịu ách áp bức, bóc lột của dế quốc Pháp xâm lược. Họ khát khao được giải phóng. Các tư tưởng hoà bình bác ái cũ và Phật ở trong tâm đã tỏ ra ít hữu hiệu. Điều kiện đó đã cho ra đời hàng loạt các mới như đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo v.v..
Bản thân Phật giáo lúc này cũng phải cải biến, tư tưởng Phật ở trong tâm lúc này cũng phải cải biến. Đó là việc ra đời Phật giáo Nguyên Thuỷ do Lê Văn Giàu người Mỹ Tho xưng là Hoà thượng Hộ Tông lập ra vào năm 1938 tại chùa Bửu Quang, Gò Dứa huyện Thủ Đức, Sài Gòn. Phật giáo Nguyên Thuỷ lấy tư tưởng tu khổ hạnh làm phương châm hoằng đạo. Chùa của phái Phật giáo này chỉ thờ một tượng Thích Ca (Thực chất đây cũng vẫn chỉ là Phật giáo Tiểu Thừa ở người Khơme Nam Bộ).
Hoặc như Phật giáo Khất sĩ do Minh Đăng Quang lập ra năm 1943 tại chùa Linh Bửu ở Mỹ Tho. Tư tưởng của phái Phật giáo này là “Xả hỷ lợi tha, từ bình khất thực, hoán độ chúng sinh” (Hy sinh thân mình làm lợi cho người khác, kiên trì đi khất thực, giác ngộ chúng sinh). Hoặc phương châm hành động của phái Phật giáo này là “Dĩ hoà vi quý, dĩ nông vi thiền, dĩ tâm vi Phật”(Lấy hòa làm trọng, dựa vào nông thôn mà phát triển thiền, tùy tâm mà hoằng dương Phật pháp). Tư tưởng của phái Phật giáo này cũng vẫn chỉ là hoà hợp giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Nhưng do nó được phát triển trong điều kiện Nam Bộ cách mạng và kháng chiến kéo dài, nên nó nêu cao tư tưởng hoà bình, lấy đối tượng rộng lớn là nông dân mà hoằng đạo.
Hoặc như mãi cho tới năm1948, cách mạng đã thành công, Nam Bộ và cả nước đang phải kháng chiến chống Pháp, còn ra đời Phật giáo Thiền - Tịnh đạo tràng ở chùa Phật Bửu, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Thực chất đây cũng vẫn với quan niệm Phật ở trong tâm, nhưng nó được khoác cái tên mới là Thiền - Tịnh để đáp ứng nhu cầu thờ Phật của tầng lớp trung lưu, có tiền, có chữ ngồi tụng kinh niệm Phật.
Một là: nó hoà đồng được với sự hỗn dung tín ngưỡng của người Việt,
để bản thân nó có thể mở rộng tồn tại lâu dài.
Hai là: trong từng thời kỳ, nó hoà đồng được vào văn hoá chính trị của
đất nước, trong tính lâu dài nó hoà đồng được vào văn hoá đạo đức và đời sống tâm linh của người Việt.
Chương 3: SỰ CHẤN HƯNG CỦA PHẬT GIÁO THỜI NAY
Những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta sau đổi mới năm 1986 có thể nêu ra là: Ngày 16 tháng 10 năm 1990 Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 24 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Ngày 21 tháng 3 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết đínhố 69 quy định 5 nguyên tắc hoạt động của tôn giáo; Ngày 02 tháng 07 năm 1998, Bộ Chính trị ra chỉ thị 27 về công tác Tôn giáo trong tình hình mới, Ngày 19 tháng 04 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 26 về các hoạt động Tôn giáo. Đây là những tư tưởng mới của Đảng về tôn giáo tín ngưỡng. Những tư tưởng đó cũng đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân... Khắc phục thái độ hẹp hòi thành kiến. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng. Đồng thời ngăn cản hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng khẳng