Phát hiện và quản lý người nhiễm ký sinh trùng sốt rét

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019 (FULL TEXT) (Trang 41 - 42)

Phát hiện ca bệnh chủ động (ACD) là nhân viên y tế trực tiếp lấy mẫu máu xét nghiệm KSTSR tại hộ gia đình hoặc các nhóm dân cư có nguy cơ mắc sốt rét tại nơi đang làm việc. ACD là biện pháp sàng lọc bệnh làm cơ sở tiến hành điều tra tất cả các đối tượng có nguy cơ trong quần thể dân cư hoặc quần thể mục tiêu mà không cần sàng lọc trước đó. Biện pháp ACD có vai trò quan trọng trong phát hiện sớm, điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm KSTSR, đặc biệt là các trường hợp có triệu chứng lâm sàng bị bỏ sót bởi biện pháp phát hiện ca bệnh thụ động (PCD) do không đến cơ sở y tế khám, điều trị và những trường hợp nhiễm KSTSR không biểu hiện triệu chứng lâm sàng tại cộng đồng. Tất cả các trường hợp nhiễm KSTSR được phát hiện ACD hoặc PCD đều được điều trị theo phác đồ do Bộ Y tế quy định [119], [126].

Phát hiện ca bệnh thụ động (PCD) là các trường hợp nhiễm KSTSR được phát hiện qua hệ thống giám sát thường quy tại các cơ sở y tế, đối tượng là người mắc sốt rét hoặc đối tượng nghi ngờ mắc sốt rét đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Các trường hợp nhiễm KSTSR được phát hiện thụ động tại cơ sở y tế bằng kỹ thuật xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh và được điều trị kịp thời theo phác đồ do Bộ Y tế quy định góp phần giảm sốt rét nặng và tử vong do sốt rét cũng như cắt đứt nguồn lan truyền bệnh trong cộng đồng. Đối tượng phát hiện ca bệnh thụ động bao gồm toàn bộ dân số, những người có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương [97], [126].

Tái phát hiện ca bệnh chủ động (RACD) được thực hiện từ những đối tượng nhiễm KSTSR được phát hiện PCD và tiến hành điều tra đối tượng có nguy cơ tại các hộ gia đình của nhiễm KSTSR hoặc tại nơi làm việc và các hộ gia đình xung quanh nhà đối tượng nhiễm trong phạm vi xác định. Với mục tiêu ngăn ngừa lây truyền bệnh sốt rét trong cộng đồng bằng cách phát hiện các trường hợp nhiễm KSTSR ở những đối tượng có triệu chứng hoặc không có triệu chứng của bệnh. Các

đối tượng nhiễm KSTSR sau khi phát hiện được điều trị có giám sát theo phác đồ do Bộ Y tế quy định, kết hợp với truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức phòng bệnh sốt rét trong cộng đồng [67], [80]. RACD là chiến lược hiệu quả tiềm năng để phát hiện người nhiễm KSTSR ở những nơi có khả năng lây truyền thấp. Tuy nhiên, việc phát hiện các đối tượng nhiễm KSTSR còn tùy thuộc các kỹ thuật xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi, RDT [85], [108].

Phát hiện trường hợp bệnh RACD, theo đó điều tra người nhiễm KSTSR bằng biện pháp ACD được giới hạn bởi các cá nhân, hộ gia đình sinh sống gần với các trường hợp được phát hiện thụ động [61], [77]. Việc phát hiện người nhiễm KSTSR bằng biện pháp ACD từ trường bệnh được phát hiện PCD đang được triển khai ở một số quốc gia thực hiện chiến lược loại trừ bệnh sốt rét như Nam Phi, Swaziland, Brazil và một số quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương. Tại Zambia, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở các thành viên sống cùng hộ gia đình với các trường hợp bệnh được phát hiện thụ động chiếm 8,0% trong khi đó tỷ lệ nhiễm KSTSR của các hộ gia đình xung quanh với hộ có người được phát hiện PCD chiếm 0,7% [77]. Ở Peru, cho thấy rằng việc điều tra tỷ lệ nhiễm KSTSR theo RACD bằng biện pháp ACD xung quanh hộ gia đình có trường hợp bệnh sốt rét trong bán kính 100 m tính từ nhà người bệnh cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR được phát hiện cao hơn 4,3 lần so với biện pháp ACD đơn thuần [107].

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019 (FULL TEXT) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)