Những giá trị to lớn của triết lý “dân là gốc”ở thời đại của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Triết lý dân là gốc trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 35 - 58)

7. Kết cấu của khóa luận

2.1. Những giá trị to lớn của triết lý “dân là gốc”ở thời đại của Nguyễn Trãi

2.1. Những giá trị to lớn của triết lý “dân là gốc” ở thời đại củaNguyễn Trãi Nguyễn Trãi

2.1.1. Trên phương diện lý luận

Hôm nay khi nhìn nhận lại những đóng góp của Nguyễn Trãi về triết lý “dân là gốc” nói riêng và tư tưởng của Nguyễn Trãi nói riêng ta lại nhớ tới câu nói của Lênin “Khi xét công lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ là các nhà hoạt động lịch sử đã không cống hiến được gì so với nhu cầu của thời đại chúng ta, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ”. Vậy nên để nhìn nhận một cách khách quan về giá trị của triết lý “dân là gốc” của Nguyễn Trãi chúng ta cần đặt nó vào thời đại của ông.

Xét một cách toàn diện thì “ở nước ta thế kỷ XV, Nguyễn Trãi vừa là tập đại thành của tư tưởng truyền thống dân tộc trải qua bốn thế kỷ tiến triển của nền văn minh Đại Việt, vừa là đỉnh cao của những tư tưởng chính trị và xã hội thời khởi nghĩa Lam Sơn nửa đầu thế kỷ XV”[44; 94]. Sau những thất bại của những cuộc kháng chiến chống Minh thất bại thì triết lý “dân làm gốc” vừa tổng kết cả quá trình đánh giặc vừa là lời hứa về cuộc sống mới cho muôn dân trong hòa bình.

Vậy nên đóng góp thứ nhất của ông chính là đã đặt cơ sở cho sự phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam lên tới đỉnh cao để nêu lên quan điểm toàn diện, hoàn chỉnh về “dân là gốc”. Đó là kết tinh của lòng kiên quyết đấu tranh chống thù, lòng nhân ái cao cả, tinh thần đoàn kết, sức mạnh cố kết của dân tộc…Chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Trãi được đo bằng tinh thần yêu Tổ quốc sâu xa và nồng hậu, kết hợp lòng tự hào về quá khứ của dân tộc hào hùng, về truyền thống văn hóa đất nước. Ông chỉ ra đâu là sức mạnh của cuộc chiến tranh chính nghĩa chống giặc Minh: dân là trung tâm sức mạnh, trung tâm của tư tưởng nhân nghĩa đồng thời cũng là trung tâm của chủ nghĩa yêu nước. Khái niệm rộng lớn về “dân” của ông được hiểu là quần chúng nhân dân lao khổ làm trung tâm. Nguyễn Trãi là người đã thấy được sự cần thiết của yêu cầu mới đầu thế kỷ XV để kết hợp đúng đắn “yêu cầu giải phóng dân tộc (đánh đuổi giặc

Minh) với yêu cầu giải phóng giai cấp (thủ tiêu chế độ điền trang thái ấp, nông nô, nô tỳ)”[43; 256]. Triết lý “dân là gốc” của ông đã mang nội dung mới : coi việc chăm lo cho quyền lợi đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ là nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước. Một đường lối cứu nước lấy nhân dân lao động làm sức mạnh cơ bản. Nguyễn Trãi có quan niệm về vai trò của con người, cách khai thác, phát huy nguồn lực con người để có thể tiến hành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đặt ra. Ông nêu lên trách nhiệm của kẻ cầm quyền phải chăm lo đời sống của muôn dân, phải tự ý thức được nhiệm vụ của mình không gây tổn hại nào tới quyền lợi, đời sống của dân.

Nội dung giá trị thứ hai của tư tưởng Nguyễn Trãi chính là chủ nghĩa nhân đạo - tư tưởng nhân nghĩa trong “dân là gốc”. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa những mặt tích cực của phương Đông nhưng đã tiến xa hơn hẳn cả mặt trình độ lẫn tính chất biểu hiện. Chủ nghĩa nhân đạo trong tư tưởng các bậc tiền bối. Nho giáo xuất phát từ lợi ích cá nhân, lấy lợi ích cá nhân làm tiêu chuẩn để đối xử với người khác và coi khinh “quyền mưu”. Phật giáo lấy việc trên cõi niết bàn làm mục đích để từ bi, bác ái với chủ trương bất sát, yêu cho tới cỏ cây, loài cầm thù đầy thương cảm và xóa nhòa ranh giới giữa thiện - ác, chính nghĩa - phi nghĩa. Riêng Nguyễn Trãi lấy lợi ích của dân, của nước làm cơ sở, nền tảng, luôn hướng tới cái thiện, chính nghĩa và đấu tranh chống lại cái ác. Nhân nghĩa trong đường lối đấu tranh chống giặc một mặt tập hợp đựơc sức mạnh của dân mặt khác thực hiện chiến lược tâm công – đánh vào lòng khiến địch sớm nhận ra chính nghĩa, sức mạnh của ta dần đẩy lui ý chí xâm lược. Tùy theo thời gian và phạm vi mà tư tưởng ông có sự tiếp nhận phù hợp: tư cách nhà nho chân chính nhưng không bác bỏ những giá trị phổ quát của Phật giáo và Lão giáo mà có sự trân trọng đan xen chúng tạo nên tư tưởng mang tính đa nguyên, đa dạng dễ thích ứng với đời. Và cũng chính sự đan xen, kết hợp tam giáo thế này trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đã góp phần nâng cao chủ nghĩa nhân văn của ông lên một tầm cao mới mà từ trước tới nay chúng ta chỉ tiếp cận được ở một số phương diện cụ thể mà chưa có tính đa diện. Đóng góp nữa của ông về mặt lý luận nữa là bộc lộ tư tưởng của mình thông qua diễn đạt đạo làm người. Ngay từ nhỏ Nguyễn Trãi đã được tắm mình trong không khí nho học của truyền thống gia đình và say mê với lý tưởng Nho giáo vì ngoài đường lối trị nước thì Nho

giáo còn cung cấp cho ông quan niệm và phương pháp thực hành đạo làm người của những bậc hiền nhân quân tử phải sống có trách nhiệm với đời, với mọi người xung quanh và với bản thân mình. Những giá trị tích cực đó phù hợp và hòa quyện với đạo đức truyền thống Việt Nam làm một. Bởi coi “dân là gốc”, “mến người có nhân là dân, mà chở thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân”, cho nên theo Nguyễn Trãi trung với vua là phải khuyên vua thực hành nhân nghĩa, cùng vua cứu nước cứu dân. Rồi các quan niệm về nhân, dũng, trí của ông cũng mang sắc thái mới, nội dung mới. Dân, lợi ích của dân là quy chiếu cho quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Trãi. Bản thân ông là hiện thân rõ nét cho “tinh thần và nhân cách của một vị đại trượng phu “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”[2; 29]. Và không thể không nhắc tới xã hội lý tưởng mà ông hằng mong muốn dân ta được sống một cách ấm no, thịnh vượng sau chiến thắng giặc Minh là xã hội Nghiêu, Thuấn. Dưới xã hội ấy vua yêu thương dân, chăm lo cho dân và phải có những đạo đức cần thiết “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Quan lại cũng phải ý thức rõ trách nhiệm của mình. Người dân chỉ cần biết chăm lo làm lụng trong cảnh thái bình..

Qua những nét tổng quát nhất về đóng góp của Nguyễn Trãi về mặt lý luận ta có thể thấy triết lý “dân là gốc” của ông mang tính “cách mạng”. Thông qua việc tiếp thu và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống, những yếu tố tích cực của tư tưởng Nho - Phật - Lão – Trang kết hợp với chất liệu từ chính cuộc sống hàng ngày, từ công cuộc kháng chiến chống Minh cùng truyền thống gia đình, Nguyễn Trãi đã nâng tư tưởng của mình, đã phá vỡ lớp vỏ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của giai cấp phong kiến. Triết lý “dân là gốc” ở Nguyễn Trãi có nét tiến bộ nhất là tư tưởng về xã hội lý tưởng song vào thời điểm ấy chưa thể nào có đủ những điều kiện xã hội cần thiết để thực hiện nên nhìn nhận đúng về đóng góp của ông thì ta cần có quan điểm lịch sử - cụ thể.

Nguyễn Trãi xuất thân từ gia đình nho học, thuộc về giai cấp thống trị nhưng không bị bó buộc vì điều đó mà vẫn sống theo đúng hoài bão, khát vọng của mình vì dân, yêu dân. Vì lẽ đó mà con đường cứu nước của ông đã đi tới cái đích cuối là thắng lợi giặc ngoại xâm bước đầu đem lại đời sống an bình cho nhân dân. Tư tưởng của ông đã hiện thực hóa qua hành động cứu nước, cứu dân. Triết lý “dân là gốc” ở Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở chỗ đánh đuổi xong

giặc ngoại xâm là xong xuôi hết mà còn hướng tới lý tưởng xây dựng đất nước. Với Nguyễn Trãi thì quan điểm về nhân dân vừa là sự nhận thức về sức mạnh của dân, sự trân trọng dân cả mặt bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn hòa bình vừa là động lực, tâm điểm của xây dựng đất nước khi hết chiến tranh. Vậy nên triết lý của ông không chỉ tác động mạnh đến phát triển xã hội thế kỷ XV mà còn ảnh hưởng lâu dài trong phát triển chung của cộng đồng.

2.1.2. Trên phương diện thực tiễn

Để hiểu được một cách đúng đắn về tầm vóc của triết lý “dân là gốc” ở Nguyễn Trãi trong kho tàng tư tưởng của ông chúng ta cần đặt sự kế thừa và vận dụng tư tưởng của ông vào thực tiễn, vào hoàn cảnh bấy giờ - cuộc kháng chiến vĩ đại của một dân tộc cứu nước. Cao hơn nữa, Nguyễn Trãi là con người của hành động : hành động vì dân vì nước nên tư tưởng của ông bên cạnh giá trị lý luận còn có giá trị thực tiễn. Phương pháp tư duy của ông được cụ thể hóa thành phương pháp hành động cụ thể trong lịch sử. Đúng như nhận xét của tác giả Nguyễn Tài Thư “Nguyễn Trãi đã tạo cho mình một phương pháp tư duy tiến bộ có thể phàn ánh được diễn biến của hiện thực, đồng thời có lợi cho hành động của con người. Điểm nổi bật trong phương pháp tư duy của Nguyễn Trãi là ông nhìn nhận toàn bộ hoạt động cứu nước và dựng nước bấy giờ dưới sự tác động của nhiều yếu tố, của nhiều mối tương quan và trong sự vận động”[43; 262].

Vấn đề “dân là gốc” vào thời đại Nguyễn Trãi không phải là mới song công lao của ông là đã kế thừa, nâng cao, khái quát hóa khiến cho tư tưởng ấy gần hơn với quan niệm của quan niệm Mác- xít về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Chính tư tưởng về vai trò quyết định của “dân” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo mọi hành động của ông trong lĩnh vực thực tiễn lẫn lý luận. Trước sau ông luôn nhận mình là nhà nho song cách thức, ứng xử của ông hoàn toàn khác các nhà nho Trung Quốc vì tư duy không mang nặng tính duy tâm, siêu hình. Ông không sử dụng phương pháp tư duy của Nho giáo vào hành động của mình mà dựa trên vốn sống của mình, cách nghĩ hành động của người Việt Nam để rồi lấy dân lấy nước làm trung tâm quy chiếu cho hành động của mình. Lợi ích của dân của nước là mục đích duy nhất của hành động. Khi Nguyễn Trãi hòa mình vào công cuộc chống kháng chiến thì Đại Việt đã mất nước tới hơn mười năm, nền đô hộ của giặc Minh thực sự đã đặt lên khắp nước ta. Thực tế Việt

Nam đầu thế kỷ XV sau ngày bị quân Minh xâm lược là thực tiễn chân thực nhất cho ta thấy được giá trị đóng góp từ triết lý “dân là gốc” ở Nguyễn Trãi. Tấm lòng vì dân, thương dân của Nguyễn Trãi thấm đẫm, xuyên suốt qua tất cả các đường lối, chiến lược của ông. Xuất phát từ đó mà Nguyễn Trãi - quan đại thần của nhà Hồ, cháu ngoại nhà Trần chọn đi theo phò tá Lê Lợi làm minh chủ vì ông biết con người đó hội tụ nhiều tố chất có thể cứu dân, cứu nước khỏi cảnh loạn lạc bấy giờ. Nguyễn Trãi nắm rõ yếu tố có tính quyết định tới thắng lợi là sức mạnh của dân nên dùng hết tâm huyết cùng Lê Lợi hoạch định ra các phương án đánh giặc, dùng ngòi bút của mình ra lời kêu gọi nhân dân cùng hưởng ứng và tập hợp được nhiều hào kiệt trong nước theo về tham gia nghĩa quân. Sức mạnh đông đảo của quần chúng nhân dân khi tham gia nghĩa quân chỉ thực sự phát huy trong chiến tranh chính nghĩa, cuộc chiến vì lẽ phải và sự công bằng mà thôi. Với những vốn sống của mình, ông với vũ khí đắc lực là sử dụng văn chương tác động vào tâm lý là “đánh vào tâm”đã dành những thắng lợi vẻ vang mà không làm hại tới tính mạng con người. Ông khuyên Lê Lợi và nghĩa quân “không thích giết người là bản tâm của bậc nhân giả”. Hành động ấy là bảo vệ an nguy cho dân tộc ta lẫn nhân dân bên phe kia không đổ máu vô nghĩa, Bởi lẽ khi ông dấn thân vào cuộc chiến này là vì lo cho an nguy của dân thì khi giặc đã vào thế thua thì nên hòa, cốt vẫn là chủ trương “lấy toàn dân là hơn” chứ không hiếu chiến. Đó là cách cư xử, hành động khiến kẻ thù kinh hãi hơn cả giáo mác cũng như niêu cơm ăn mãi không hết trong truyền thuyết Thạch Sanh của ông cha ta ngày xưa. Chiến đấu chống thù rõng rã suốt mười năm mới đi tới thắng lợi ấy được chỉ đạo dựa trên quan điểm nhân nghĩa mà tâm điểm không gì khác hơn là lấy “dân là gốc”. Tất cả mọi hoạt động của con người trong chiến tranh đều đi từ quan điểm nhân nghĩa rồi lại quay về với nhân nghĩa. Và sâu xa hơn hết “ quan điểm nhân nghĩa xuất phát từ lợi ích của nhân dân, nhằm phục vụ quyền lợi sống còn của nhân dân cho nên đã “rút lại lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn – lấy chí nhân mà thay cường bạo”[12; 31]. Ông đã thực hành đường lối nhân nghĩa của mình để dần tiến tới “an dân”. Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn Trãi còn tinh tế hơn là tiên liệu được muốn “an dân” thì luôn phải giữ được hòa bình. Nền hòa bình ấy không giới hạn chỉ riêng cho nhân dân nước mình mà còn cho cả nhân dân nước gây chiến được yên ổn. Ông thấu hiểu nguyên nhân gây

chiến chỉ là âm mưu của những người nắm đầu điều hành đất nước còn dân thì nước nào cũng như nhau với bản tính hiền lành. Nguyễn Trãi không ít lần ra vào các trại giặc để thương thuyết đi tới nghị hòa. Nhờ những đóng góp ấy mà nghĩa quân đi tới thắng lợi một cách hòa bình, ít gây đổ máu hơn nhiều.

Triết lý “dân là gốc” ở ông được lấy chất liệu từ cuộc sống hiện thực dân tộc và chính nó lại quay về phục vụ cho toàn thể quốc dân, thực hiện những mong mỏi, khát khao của nhân dân. Khi đứng giữa cảnh hoạn nạn của dân tộc và gia đình, đứng trước những vấn đề vô cùng khó khăn do cuộc sống đặt ra thì trong lúc gian nguy nhất Nguyễn Trãi đã tìm ra được hướng đi của lịch sử để hiểu được đúng sai hay mạnh yếu từ đó xác định thái độ và hành động của mình. Giờ hòa bình đã lập lại cả dân tộc bước vào giai đoạn kiến thiết lại đất nước và Nguyễn Trãi đi vào thực hiện áp dụng những quan điểm tiến bộ vừa thực hiện thời chiến vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Sau khi giành lại non sông đất nước, thiết lập thống trị nhà Lê thì nội bộ đã nảy sinh một số bộ phận kéo bè kết phái mưu lợi cho riêng mình. Chúng chèn ép nhân dân và cả người đại diện cho lợi ích của dân - Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa trong con người hết lòng vì dân đó không thể nào làm ngơ trước thực trạng rối ren ấy. Tư tưởng nhân nghĩa không thế nào song hành cùng với những hạng người ấy được do đấy đã làm nảy sinh nên mâu thuẫn giữa Nguyễn Trãi với bọn quan lại trong triều đình nhà Lê. Vì nhân nghĩa nên dù làm tới những chức quan to nhưng ông vẫn rất giản dị, chân phương, không choáng ngợp vì danh lợi. Dù bộ máy nắm quyền nhà nước thời bình không như lúc trị loạn nhưng ông vẫn không nản chí. Nguyễn Trãi vẫn dành hết nhiệt huyết đưa ra lời khuyên can dựa trên những điều đã có trong kinh sách để bày tỏ quan điểm nhân nghĩa vì dân của mình cho nhà vua về việc nước

Một phần của tài liệu Triết lý dân là gốc trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 35 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w