Chương VI: Yêu cầu về tiến độ thực hiện …………………………………

Một phần của tài liệu Hồ sơ mời chào giá - đấu thầu (Trang 35 - 57)

Chương này nêu yêu cầu về thời gian từ khi khởi công tới khi hoàn thành hợp đồng theo ngày/tuần/tháng.

Trường hợp ngoài yêu cầu thời hạn hoàn thành cho toàn bộ công trình còn có yêu cầu tiến độ hoàn thành cho từng hạng mục công trình thì lập bảng yêu cầu tiến độ hoàn thành.

Stt Hạng mục công trình Ngày bắt đầu Ngày hoàn thành 1

2 3 4 …

Chương VII

YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT

I. YÊU CẦU CHUNG

Nhà thầu phải nghiên cứu để thực hiện đúng các quy định trong thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình thi công, kiểm tra, nghiệm thu theo quy định hiện hành.

Nhà thầu phải coi Chỉ dẫn kỹ thuật này là một phần của Hợp đồng xây lắp, trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu và bảo hành công trình . . . mọi yêu cầu trong Chỉ dẫn kỹ thuật phải được thực hiện và Nhà thầu không được trả thêm bất kỳ một chi phí nào khác.

Những công việc thí nghiệm, nghiệm thu mà trong chỉ dẫn kỹ thuật chưa đề cập thì Nhà thầu, TVGS đề xuất để Chủ đầu tư thống nhất tiêu chuẩn áp dụng cho dự án.

II. CÁC QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG CHO VIỆC THI CÔNG, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

Trước khi tiến hành nghiệm thu bất cứ một hạng mục nào, nhà thầu phải có trách nhiệm tự bố trí kiểm tra, nghiệm thu nội bộ, các kết quả phải được đảm bảo rằng đã đạt yêu cầu mới có quyền báo cáo Tư vấn giám sát kiểm tra và báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mới được chuyển sang thi công bước tiếp theo.

Công tác kiểm tra chất lượng phải ghi rõ các kết quả kiểm tra, các thông số đo đạc về kích thước hình học, cao độ, cùng các chỉ tiêu kỹ thuật khác liên quan. Kết quả kiểm tra chất lượng phải được ghi rõ vào biên bản kiểm tra, đặc biệt là các hạng mục công trình ẩn dấu và phải được các bên liên quan đồng ý ký nghiệm thu, xác nhận.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về sản phẩm thi công của mình, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, các chứng chỉ vật liệu cấu thành hạng mục công trình trước khi chuyển giai đoạn thi công và làm căn cứ để nghiệm thu công trình.

Khi kiểm tra các hạng mục công trình hoặc các nguyên vật liệu thi công có kết quả không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thì Nhà thầu phải tiến hành ngay việc sửa chữa hoặc phá dỡ các sản phẩm, các nguyên vật liệu đó. Mọi chi phí cho việc sửa chữa (kể cả các thí nghiệm kiểm tra) Nhà thầu phải hoàn toàn chịu mọi chi phí.

Công tác Thi công - Nghiệm thu áp dụng các tiêu chuẩn trong bảng sau:

TT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

1

Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4252 - 1988

2 Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và

TT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

3

Thí nghiệm xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng vật liệu rời rạc tại hiện trường

TCVN 8821-2011

4 Công tác đất - quy phạm thi công và nghiệm

thu TCVN 4447 - 87

5 Quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá. 22 TCN 57 - 84; AASHTO T96-87 6 Thí nghiệm đầm nén đất, đá dăm trong phòng

thí nghiệm 22 TCN 333 - 2006

7 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối

đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô TCVN 8859:2011

8

Cấp phối đá dăm – Phương pháp thí nghiệm xác định độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu (LA)

22 TCN 318-04

9

Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng các

chất kết dính TCVN 8862:2011

10 Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền,

móng đường bằng phễu rót cát 22 TCN 346-2006

11

Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu

TCVN 8858:2011

12 Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng

thước dài 3m TCVN 8864:2011

13 Mặt đường ô tô – Phương pháp đo và đánh giá

độ bằng phẳng theo chỉ số gồ ghề IRI TCVN 8865:2011 14 Mặt đường ô tô – Xác định độ nhám mặt đường

bằng phương pháp rắc cát – Thử nghiệm TCVN 8866:2011

15 Quy trình nghiệm thu độ chặt của nền đất trong nghành giao thông vận tải

22 TCN 02-1971 và QĐ 4313/2001/QĐ-

BGTVT 16 Hỗn hợp bê tông nhựa nóng – Thiết kế theo

phương pháp Marshall TCVN 8820:2011

17 Nhũ tương nhựa đường axit – Phương pháp thử TCVN 8817-1:2011 TCVN 8817-15:2011 18 Nhựa đường lỏng – yêu cầu kỹ thuật và phương

pháp thử

TCVN8818-1:2011 TCVN8818-5:2011 19 Bi tum – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm TCVN 7493:2005

TCVN7504:2005 20 Quy trình thí nghiệm bột khoáng chất dùng cho

bê tông nhựa 22 TCN 58-1984

TT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

TCVN 8860-12:2011

22

Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo đường bằng

phương pháp sử dụng tấm ép cứng TCVN 8861:2011

23 Trạm trộn bê tông nhựa nóng – yêu cầu kỹ

thuật và phương pháp kiểm tra 22 TCN 255-99

24 Mặt đường bê tông nhựa nóng – yêu cầu thi

công và nghiệm thu TCVN 8819:2011

25 Mặt đường láng nhựa nóng – yêu cầu thi công

và nghiệm thu TCVN 8863:2011

26 Quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa đường dùng

cho đường bộ, sân bay và bến bãi 22 TCN 231-1996 27 Vữa xây dựng – yêu cầu kỹ thuật TCVN 4314 - 2003 28 Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị

mẫu thử TCVN 4787: 2009

29 Xi măng Pooclăng – yêu cầu kỹ thuật TCVN 2682-2009 30 Xi măng Pooclăng hỗn hợp – yêu cầu kỹ thuật TCVN 6260 - 2009 31 Cốt liệu cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật TCVN 7570 - 2006 32 Cốt liệu dùng cho bê tông và vữa – Phương

pháp thử TCVN 7572-1:2006

TCVN 7572-20:2006 33 Nước trộn bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 302:2004 34 Bê tông nặng – Các phương pháp xác định chỉ

tiêu cơ lý

TCVN 3105: 93 TCVN 3120: 93 35 Bê tông – yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCXDVN 391:2007

36

Bê tông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén

TCXDVN 171: 1989

37 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ

lăng trụ và mô đun đàn hồi nén tĩnh TCVN 5726: 1993 38 Phụ gia hóa học cho bê tông- yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 325-2004

39 Thép cốt bê tông cán nóng TCVN 1651:2008

40 Thép các bon nóng dùng cho xây dựng – yêu

cầu kỹ thuật TCVN 5709:1993

41 Kết cấu BT và BTCT toàn khối – Quy phạm thi

công và nghiệm thu TCVN 4453-1995

42 Kết cấu BT và BTCT – Điều kiện thi công và

nghiệm thu TCVN 5724-1993

43 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép –

TT Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn Ký hiệu

44 yêu cầu kỹ thuật hợp chất bảo dưỡng BTXM AASHTO M148 - 91 45 Cầu và cống - Quy phạm thi công và nghiệm

thu 22 TCN 266 - 2000

46 Cống hộp BTCT đúc sẵn – yêu cầu kỹ thuật và

phương pháp thử TCXDVN 392 : 2007

47 Ống BTCT thoát nước TCXDVN 372 : 2006

48 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại TCVN 8785-1:2011 TCVN 8785-14:2011 49

Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – yêu cầu kỹ thuật phương pháp thử, thi công và nghiệm thu

TCVN 8791:2011

50 Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ TCVN 7887:2008

III. CÁC YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC KỸ THUẬT THI CÔNG, GIÁM SÁT

Nhà thầu phải nêu rõ biện pháp tổ chức thi công và giám sát chất lượng của mình một cách hợp lý khả thi trên cơ sở tiêu chuẩn tổ chức thi công TCVN 4252 – 1988.

IV. CÁC YÊU CẦU VỀ CHỦNG LOẠI, CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU

Nhà thầu bằng kinh phí và năng lực của mình phải tổ chức tại hiện trường một bộ phận thí nghiệm, để kiểm tra và đánh giá chất lượng thi công của mình. Các kết quả thí nghiệm thể hiện bằng các văn bản phải do tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân thực hiện.

Khi một trong các yêu cầu thí nghiệm mà Nhà thầu không đảm nhận được thì có quyền thuê một đơn vị tư vấn hoặc một trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng có tư cách pháp nhân thực hiện.

Khi có bất cứ sự nghi ngờ nào về chất lượng công trình và công tác thí nghiệm hoặc có bất cứ nghi ngờ nào về sự gian dối của nhà thầu trong quá trình thi công, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu một đơn vị Thí nghiệm độc lập khác tiến hành lại và mọi chi phí của việc này phải do Nhà thầu chi trả.

Nhà thầu chỉ được phép dùng nguồn vật liệu đã làm thí nghiệm và được chấp thuận của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát. Mọi sự thay đổi nguồn cung cấp vật liệu đều phải tiến hành các thủ tục thí nghiệm kiểm tra như ban đầu - chi phí của việc này phải do Nhà thầu chi trả. Nghiêm cấm nhà thầu tự ý thay đổi chủng loại vật liệu.

V. CÁC YÊU CẦU VỀ TRÌNH TỰ THI CÔNG LẮP ĐẶT

Nhà thầu phải nêu rõ trình tự thi công và lắp đặt các hạng mục công việc một cách hợp lý, khả thi. Đồng thời tuân thủ chặt chẽ các quy trình quy phạm thi công nghiệm thu đã nêu tại mục (I, III) và các quy định hiện hành.

Trước khi đào móng cống, phải có biện pháp thi công chi tiết, đặc biệt bắt buộc phải có bảng tính toán cọc ván khuôn thép lasen và được TVGS

kiểm tra, chấp thuận.

VI. CÁC YÊU CẦU VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về phòng chống cháy nổ hiện hành của nhà nước.

VII. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Nhà thầu phải tuân thủ điều 31 Nghị định 12/2009/ NĐ-CP về quản lý môi trường xây dựng. Cụ thể như sau:

- Phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định.

- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

- Có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp về bảo vệ môi trường.

- Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường do lỗi của mình gây ra.

VIII. CÁC YÊU CẦU VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Nhà thầu phải tuân thủ điều 30 Nghị định 12/2009/ NĐ-CP về an toàn lao động trên công trường xây dựng. Cụ thể như sau:

- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thoả thuận.

- Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

- Phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Nhà thầu có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được

hướng dẫn về an toàn lao động.

- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

- Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về án toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

IX. BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG

Nhà thầu phải có biện pháp huy động nhân lực và máy móc thiết bị thi công đảm bảo tiến độ thi công yêu cầu của dự án và phù hợp với tiến độ do nhà thầu lập.

X. YÊU CẦU VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ VÀ CÁC HẠNG MỤC

Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục hợp lý nhất trên cơ sở hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được duyệt và nghiên cứu điều tra mặt bằng thi công của nhà thầu.

XI. YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của dự án; trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế.

- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công. - Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường.

- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành.

- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

Chương VIII CÁC BẢN VẼ

STT Ký hiệu Tên bản vẽ Phiên bản/ Ngày phát hành

1 Tập II.1 Các bản vẽ thiết kế tuyến, công trình trên tuyến Duyệt lần đầu theo Quyết định số /QĐ-UBND

ngày / /2015 3 Tập II.2 Các bản vẽ thiết kế điện

Phần thứ hai

YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương IX

ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Hồ sơ mời chào giá - đấu thầu (Trang 35 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)