Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO XUẤT KHẨU của CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn kỹ NGHỆ gỗ TRƯỜNG THÀNH (Trang 43 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Có nhiều nguyên nhân nội tại từ phía bản thân Doanh nghiệp XK có thể mang lại rủi ro cho DN. Những nguyên nhân chính có thể liên quan tới việc sử dụng lao động trong DN, hệ thống quản lý và kiểm soát chuỗi cung kém hiệu quả trong DN hay là năng lực phân tích, dự báo rủi ro trong DN còn hạn chế, không theo kịp những biến động trên thị trường XK... đều đem đến rủi ro cho chính các DN xuất khẩu đó.

 Về nhân lực:

- Ban quản trị, các cấp quản trị:

+ HĐQT, Giám đốc hay Giám đốc điều hành đều là những nhân sự cấp cao đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại & phát triển của một DN. Do vậy những nhà QT không có năng lực hay tầm nhìn chiến lược, thiếu nhiệt huyết và không biết quan tâm tới lợi ích của DN sẽ làm hoạt động QTRR tại DN trở nên thiếu hiệu quả, làm phát sinh vô số rủi ro không thể ngăn chặn được cho chính DN đó.

+ Xung đột lợi ích giữa quyền lợi của các cấp quản trị lẫn nhau, như giữa Ban Tổng giám đốc điều hành với hội đồng quản trị; Đại diện cổ đông chủ sở hữu doanh nghiệp... sẽ tạo sai lầm trong chiến lược kinh doanh hay định hướng phát triển sản phẩm của DN, DN khó có thể kiểm soát được rủi ro và xử lý khủng hoảng.

- Nhân viên, cán bộ XNK: các nhân viên trong toàn DN nói chung hay nhân viên phòng ban kinh doanh – xuất khẩu nói riêng là một yếu tố quan trọng, đóng góp nhiều vai trò trong hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát RRXK. Quy trình QTRR XK thiếu hiệu quả có thể xuất phát từ nhân sự yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu các kỹ năng về ngoại ngữ hay năng lực đàm phán ngoại thương.

 Về vật lực:

- Cơ cấu tài chính, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Thông qua cơ cấu tài chính và vốn chủ sở hữu của DN, người ta có thể đánh giá được năng lực tài chính của DN đó mạnh hay yếu. Với một DN xuất khẩu nếu có vốn chủ sở hữu ở mức âm hoặc cơ cấu tài chính không ổn định sẽ rất dễ đẩy DN vào tình trạng rủi ro khi không có vốn để tiếp tục hoạt động; gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu và hoạt động QTRR cho chính DN đó.

+ Quy mô sản xuất, năng lực sản xuất và yếu tố công nghệ:

Một DN XK nếu có quy mô sản xuất vừa và nhỏ; năng lực sản xuất thấp và không có sự đầu tư vào máy móc, công nghệ sẽ rất khó để có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh xuất khẩu bởi yêu cầu vốn lớn. Như vậy nguy cơ các DN đó phá sản, không kiếm được khách hàng hoặc quy trình QTRR sẽ rất khó khăn bởi DN rất dễ gặp phải nhiều rủi ro.

 Về tài lực:

- Năng lực quản trị nội bộ; năng lực tổ chức, điều hành và quản lý doanh nghiệp:

Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hoạt động QTRR xuất khẩu của DN. Khi có sự hạn chế, yếu kém hoặc sai sót về một số kỹ năng như phân tích tiếp cận thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu; dự báo thị trường xuất khẩu; hoặc thiếu cập nhật về thị trường xuất khẩu, luật pháp quốc tế, các chính sách nhà nước… tất cả đều có thể khiến DN khó kiểm soát rủi ro và xử lý được vấn đề nếu có khủng hoảng xảy ra .

- Công nghệ của Doanh nghiệp: một DN xuất khẩu nếu công nghệ sản

xuất yếu kém, lạc hậu sẽ gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu của DN, DN sẽ gặp rủi ro về

- Quy trình và các hệ thống quản lý nội bộ: quy trình và hệ thống quản lý chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ hay chưa khép kín có thể gây nên nhiều rủi ro trong hoạt động kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp. Đặc biệt trong DN XK gỗ, nếu thiếu các hệ thống quản lý về tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng ngoại thương (ISO, FSC, CoC, BRC…) thì DN khó có thể kiểm soát được rủi ro về sản phẩm xuất khẩu.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ

NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO XUẤT KHẨU của CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn kỹ NGHỆ gỗ TRƯỜNG THÀNH (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)