Các vấn đề của toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường và phát triển bền vững c nguyễn quốc phi môi trường và phát triển kinh tế (Trang 29 - 31)

Ch.1 Những thách thức về môi trường

2.5.Các vấn đề của toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá là quá trình mà thế giới đang ngày càng gia tăng liên kết với nhau dẫn đến sự trao đổi mạnh mẽ về văn hoá và thương mại. Đó là kết quả của:

Sự trao đổi công nghệ làm cho con người, hàng hoá, tiền bạc và trên tất cả là thông tin và ý tưởng lan truyền trên thế giới nhanh hơn nhiều so với trước đây.

Sự mở rộng tự do thương mại thế giới, đã gia tăng mạnh mẽ mức trao đổi thương mại giữa các thành phần khác nhau của thế giới.

Ch.2. Môi trường và phát triển

Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và môi trường:

Thứ nhất, các cơ hội kinh doanh rộng hơn có nghĩa khai thác

và xuất khẩu dầu, gỗ và các nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm, sự phá huỷ rừng, xói mòn đất, lũ lụt và mất cân bằng hệ sinh thái của các loại hình khác nhau.

Thứ hai, thương mại phát triển hơn có nghĩa đi lại, vận tải với

khoảng cách xa hơn. Vận chuyển hàng hoá góp phần ô nhiễm thông qua đốt cháy nhiên liệu và phát thải các khí độc hại, đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu và gây hại cho sức khoẻ con người.

Thứ ba, thương mại quốc tế đang khuyến khích sản xuất và

tiêu thụ các thực phẩm thay đổi gen trên khắp thế giới mà tác hại tích lũy có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều năm sau hoặc thậm chí đến các thế hệ sau.

Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và môi trường:

Thứ tư, sự truyền bá toàn cầu về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng theo phong cách phương Tây đang tạo ra một dạng văn hoá tiêu thụ không suy nghĩ, lãng phí và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên trái đất của thế hệ hiện nay, tước đoạt tương lai của các thế hệ mai sau.

Thứ năm sản xuất địa phương đang hướng đến các kiểu mẫu

theo nhu cầu đa số của thế giới. Kết quả là các nhu cầu thiểu số (như các nhu cầu của các bộ lạc) và sự đa dạng sinh học đang bị mất đi.

Cuối cùng, để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và công

việc, các quốc gia đang hạ thấp một cách cố ý các tiêu chuẩn môi trường

Những tác động tích cực của toàn cầu hoá:

Thương mại sẽ làm cho một quốc gia có khả năng nhập khẩu

các công nghệ thân thiện với môi trường, làm giảm ô nhiễm toàn cầu. Hơn nữa, áp lực của các quốc gia nhập khẩu (có tiêu chuẩn môi trường cao hơn) có thể thúc đẩy các quốc gia xuất khẩu sử dụng các quá trình thân thiện với môi trường hơn.

Toàn cầu hoá giúp các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn

và nâng cao cuộc sống con người thoát khỏi nghèo nàn, nó có thể gián tiếp bảo vệ môi trường và đẩy mạnh phát triển bền vững. Nghèo nàn là tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất.

Những tác động tích cực của toàn cầu hoá:

Có rất ít bằng chứng cho thấy các quốc gia cố ý hạ thấp tiêu

chuẩn môi trường để thu hút các công ty đa quốc gia. Các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc quyết định lựa chọn địa điểm thành lập các nhà máy của các công ty đa quốc gia, so với các nhân tố khác như vận tải, cơ sở hạ tầng, thị trường, chi phí lao động, chế độ thuế, chính sách kinh tế...

Thực tế các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài ở các nước

đang phát triển chính là những nhà máy mà nếu theo lý thuyết, được thu hút do các tiêu chuẩn ô nhiễm thấp và có xu hướng ít gây ra ô nhiễm hơn các nhà máy sở hữu trong nước trong cùng ngành.

Ch.2. Môi trường và phát triển

Thảo luận

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường và phát triển bền vững c nguyễn quốc phi môi trường và phát triển kinh tế (Trang 29 - 31)