Những giải pháp cụ thể về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ (Trang 103 - 109)

Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em

Thứ nhất, cần thống nhất cách dùng các thuật ngữ “trẻ em”, “ngƣời

chƣa thành niên”, “lao động trẻ em”, “lao động chƣa thành niên” và quy định rõ khái niệm “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”.

Pháp luật Việt Nam vẫn sử dụng đồng thời cả hai thuật ngữ “trẻ em” và “lao động chƣa thành niên” mà không hề có phân biệt, quy ƣớc rõ ràng dẫn tới việc gây khó khăn, nhầm lẫn cho việc áp dụng và nghiên cứu pháp luật về lĩnh vực này. Pháp luật cũng chƣa có định nghĩa nào về lao động trẻ em, mặc dù thuật ngữ này đã đƣợc đề cập đến trong một số văn bản pháp luật, ví dụ: Khoản 7 điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định các điều nghiêm cấm, trong đó có hành vi lạm dụng lao động trẻ em, trong khi đó, Bộ luật Lao động lại mới chỉ đề cập tới khái niệm “lao động chƣa thành niên”. Các khái niệm này cũng chƣa hoàn toàn phù hợp với các khái niệm trong pháp luật quốc tế về lao động trẻ em. Do đó, việc thống nhất các khái niệm này là vô cùng quan trọng vì đây là nền tảng trong lĩnh vực lao động trẻ em.

Bên cạnh đó, từ thực tế trên thế giới và cả Việt Nam cho thấy tính cấp thiết của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, Việt Nam đã và đang xây dựng, thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về vấn đề này nhƣng hệ thống pháp luật Việt Nam lại chƣa hề đề cập đến khái niệm “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”. Việc quy định khái niệm này trong văn bản pháp luật là điều đầu tiên chúng ta cần phải làm nhằm đạt đƣợc cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia bảo đảm việc xóa bỏ một cách hiệu quả tình trạng lao động trẻ em nhƣ yêu cầu tại Điều 1 Công ƣớc số 138 của ILO.

Thứ hai, cần bổ sung thêm điều kiện khi sử dụng lao động chƣa thành niên.

Bộ luật Lao động mới chỉ có quy định ngƣời sử dụng lao động nếu sử dụng lao động từ đủ 13 tuổi đến dƣới 15 tuổi phải ký kết hợp đồng lao động

bằng văn bản với ngƣời đại diện theo pháp luật và phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời lao động. Tuy nhiên, pháp luật nên bổ sung thêm quy định về ngƣời đại diện tham gia ký kết hợp đồng lao động trong trƣờng hợp ngƣời lao động ở độ tuổi 15 đến 18 tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động chƣa thành niên, giảm nguy cơ đối tƣợng này bị bóc lột, lạm dụng bởi ngƣời sử dụng lao động.

Thêm nữa, cần quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe ngƣời lao động chƣa thành niên. Luật mới chỉ quy định rất chung chung:

Ngƣời sử dụng lao động chỉ đƣợc sử dụng ngƣời lao động chƣa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc ngƣời lao động chƣa thành niên về các mặt lao động, tiền lƣơng, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động [29, Điều 162].

Lao động chƣa thành niên vẫn còn ở độ tuổi đang phát triển về tâm lý, sức khỏe, đạo đức và sự phát triển này là không đồng đều ở tất cả các em. Vì vậy, tiêu chuẩn sức khỏe cần là một căn cứ để giao kết hợp đồng với lao động chƣa thành niên, đảm bảo công việc là phù hợp với bản thân các em. Đây cũng là một biện pháp ngăn ngừa trẻ em phải lao động sớm, phải làm những công việc ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, luật cần bổ sung căn cứ để xác định độ tuổi của ngƣời lao động chƣa thành niên với các quy định chặt chẽ về thời điểm xác định tuổi, giấy tờ chứng minh kèm theo trong hợp đồng lao động...

Thứ ba, cần có quy định riêng áp dụng cho đối tƣợng lao động chƣa

thành niên về an toàn và vệ sinh lao động để đảm bảo lao động chƣa thành niên đƣợc bảo vệ và hỗ trợ trong làm việc ở những nơi có yếu tố nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.

Thứ tư, cần rà soát, bổ sung danh mục các ngành nghề, công việc cấm

Công ƣớc số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Công ƣớc số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu của ILO đã đƣa ra các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Bộ luật Lao động và Thông tƣ số 10/2013/TT-BLĐTBXH quy định và ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chƣa thành niên cũng phù hợp với nội dung các công ƣớc trên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu để bổ sung danh mục này vì nhƣ đã phân tích ở trên, một số nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc những nghề, công việc khác thuộc khu vực phi chính thức còn diễn ra phổ biến nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu đƣa vào danh mục nghề cấm sử dụng đối với nhóm đối tƣợng này.

Bên cạnh đó, thực tế là vẫn còn nhiều công việc mang tính chất nguy hại và do sự vận động phức tạp của xã hội, những công việc này rất khó nhận diện trong khi chúng để lại những hậu quả nặng nề cho sự phát triển của ngƣời chƣa thành niên. Ví dụ, cần bổ sung thêm vào danh mục này các nơi làm việc diễn ra các hoạt động biểu diễn khiêu dâm cũng nhƣ sử dụng các em trong hoạt động biểu diễn khiêu dâm. Đây là những nơi rất khó để phát hiện vi phạm, cần có sự theo dõi sát sao, thanh kiểm tra thƣờng xuyên nhằm ngăn ngừa và loại bỏ kịp thời vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.

Thứ năm, cần có quy định về chính sách chăm sóc sức khoẻ riêng cho

ngƣời lao động chƣa thành niên, đồng thời có quy định cụ thể, chi tiết và chặt chẽ riêng về thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động chƣa thành niên. Nhƣ phân tích ở trên, Bộ luật Lao động mới chỉ có các quy định chính sách chăm sóc sức khỏe và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chung cho lao động mọi lứa tuổi.

Độ tuổi học nghề bắt đầu từ 14 là hợp lý. Tuy nhiên cũng cần có những quy định cụ thể về thời gian học nghề đối với độ tuổi này, đảm bảo phù hợp với sự phát triển về thể chất.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cần thúc đẩy việc ban hành danh mục những nghề, công việc cho phép lao động chƣa thành niên đƣợc làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (theo quy định của Bộ luật Lao động).

Thứ sáu, cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp

luật về lao động trẻ em.

Do lao động trẻ em là vấn đề phức tạp và thƣờng diễn ra ở những khu vực, phạm vi khó kiểm soát, công tác thanh tra, kiểm tra cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục nhằm phát hiện vi phạm kịp thời. Trƣớc tiên, cần ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra riêng về vấn đề lao động trẻ em. Bên cạnh đó, phải thƣờng xuyên cập nhật, nâng cao nghiệp vụ cho thanh tra, có quy định về cơ chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là cơ quan công an trong việc nắm bắt thông tin, phát hiện và tiến hành điều tra, đặc biệt là tại các địa điểm nhƣ nhà hàng, vũ trƣờng, phòng hát karaoke, cơ sở sản xuất tƣ nhân…

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình trạng lao động trẻ em, cần tăng cƣờng giám sát sự tuân thủ pháp luật về lao động trẻ em.

“Giám sát sự tuân thủ pháp luật về lao động trẻ em phải được tiến hành thường xuyên và toàn diện với các doanh nghiệp và các gia đình” [37].

Việc này thể hiện ở những hành động nhƣ xác định trẻ em tại nơi làm việc, ghi nhận điều kiện làm việc và những nguy cơ mà các em phải đối mặt… Vì vậy, khái niệm này rộng hơn khái niệm thanh tra lao động, ở góc độ nhất định, thanh tra lao động có thể coi là một trong những cách thức giám sát lao động trẻ em. Vì lao động trẻ em thƣờng xảy ra ở khu vực kinh tế phi chính thức nơi mà thanh tra lao động thƣờng thiếu khả năng kiểm soát nên cần có thêm những chủ thể khác có điều kiện tiếp cận khu vực này để kịp thời phát hiện trẻ em lao động và trẻ em có nguy cơ bị bóc lột.

“Giám sát việc sử dụng lao động trẻ em cần do nhiều chủ thể tiến hành và phải có sự kết hợp giữa các chủ thể đó” [37]. Ví dụ, trong khi các tổ chức

phi chính phủ có thể giám sát việc sử dụng trẻ em ở các xƣởng sản xuất nhỏ ở khu vực kinh tế phi chính thức thì các cơ quan tƣ pháp có thể tập trung vào việc kiểm soát việc đƣa trẻ em qua biên giới hoặc sử dụng trẻ em trong các hoạt động tội phạm. Các cán bộ khuyến nông có thể kết hợp giám sát việc sử dụng trẻ em trong các nông trại, còn các giáo viên và nhân viên y tế thì có thể giám sát qua việc quan sát và thông tin về tình hình đến trƣờng của trẻ, hoặc tình trạng mệt mỏi của những học sinh vừa phải học vừa phải làm việc…

Để hoạt động giám sát việc sử dụng lao động trẻ em thành công, cần vận động để nhà nƣớc ban hành một khuôn khổ pháp luật phù hợp, cho phép nhiều chủ thể thực hiện các hoạt động giám sát về lao động trẻ em một cách thực chất và hiệu quả.

Thứ bảy, cần bổ sung các mức xử lý vi phạm pháp luật và tăng mức hình phạt đối với việc vi phạm pháp luật về lao động trẻ em.

Khi đã có khung pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em thì việc quan trọng tiếp theo là tổ chức thực thi có hiệu quả các quy định của nó. Thực thi pháp luật về cơ bản bao gồm việc giám sát và xử lý những vi phạm.

Về nguyên tắc, xử lý vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật về lao động trẻ em nói riêng phải kịp thời, khách quan và nghiêm minh. Điều này sẽ giúp xóa bỏ đƣợc tình trạng lao động trẻ em trong hiện tại, đồng thời ngăn chặn những vi phạm xảy ra trong tƣơng lai [37].

Trong việc xử lý vi phạm, ngoài các yếu tố kịp thời và khách quan, tính nghiêm minh của chế tài pháp lý rất cần đƣợc coi trọng. Những kẻ vi phạm có thể sẽ lại tiếp tục việc bóc lột sức lao động trẻ em nếu hình phạt áp dụng với chúng là không đáng kể, trong khi lợi nhuận mà chúng thu đƣợc từ việc này thƣờng rất lớn. Vì vậy, ngoài việc trừng phạt, cần thiết phải có những chế tài

bổ sung nhƣ tịch thu tài sản, bồi thƣờng cho các nạn nhân trẻ em và gia đình các em, rút giấy phép kinh doanh… để tăng cƣờng tính răn đe của pháp luật.

Xử lý vi phạm pháp luật về lao động trẻ em liên quan đến các ngành luật hành chính, lao động, hình sự và dân sự. Bên cạnh đó, cần khuyến khích áp dụng chế tài kỷ luật (của các cơ quan, tổ chức…) để tăng cƣờng tính răn đe.

Hệ thống các cơ quan tƣ pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện và trừng phạt những vi phạm lao động trẻ em. Bởi vậy, các thẩm phán, công tố viên, cán bộ điều tra, và rộng hơn là cả các luật sƣ cần đƣợc tập huấn hoặc tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật quốc tế và quốc gia về vấn đề này để áp dụng trong hoạt động chuyên môn.

Bên cạnh đó, còn có hạn chế nữa là ngành lao động - thƣơng binh và xã hội đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý, chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhƣng chỉ có chức năng xác minh, kiến nghị xử lý và báo cáo, chứ không có thẩm quyền xử lý khẩn cấp. Một số nƣớc trên thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền đầy đủ để có thể xử lý nhanh những trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ trẻ lao động sớm bị bạo hành, ngƣợc đãi. Đây là quy định tăng hiệu quả xử lý vi phạm lao động trẻ em mà pháp luật Việt Nam nên tham khảo và áp dụng.

Thứ tám, tăng cƣờng bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trẻ em sau khi trẻ đƣợc

giải thoát khỏi tình trạng bị bóc lột sức lao động.

Để tránh làm cho trẻ tiếp tục bị tổn thƣơng, luật pháp, quy trình, thủ tục về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân trẻ em cần đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc nền tảng là “trẻ em lao động là nạn nhân chứ không phải là những kẻ tội phạm

hay những đối tượng hư hỏng” [37], và cần xác định những hình thức bảo vệ,

hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của các em.

Theo ILO-IPEC, để tránh tiếp tục làm tổn thƣơng nạn nhân trẻ em, việc bảo vệ và hỗ trợ các em cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản đó là: (a) Luôn

ghi nhớ nguyên tắc bao quát là lợi ích tốt nhất giành cho trẻ em; (b) Đƣa ra cách tiếp cận cụ thể trên cơ sở nhu cầu riêng của trẻ thông qua tìm hiểu tâm lý, quan điểm của trẻ; (c) Bảo đảm an toàn và bảo vệ trẻ em bất cứ lúc nào; (d) Không bao giờ đặt trẻ em lao động trẻ em vào tình trạng bị giam cầm, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn (vì các em không phải là tội phạm); (e) Bằng mọi giá phải tránh lặp lại sự đối xử tàn nhẫn với trẻ - không để trẻ bị đối xử thô bạo thêm một lần nào nữa; (g) Cung cấp nơi ở tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ khi cần thiết; (h) Dành thời gian và nỗ lực xây dựng lại niềm tin của trẻ để giúp trẻ vƣợt qua sự khủng hoảng tâm lý; (i) Tôn trọng quyền riêng tƣ và bí mật của trẻ; (k) Giúp trẻ em, tại thời điểm thích hợp, tiếp cận với giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hoặc đào tạo nghề, tùy theo nhu cầu cá nhân của trẻ; (l) Thúc đẩy quá trình tái hòa nhập cộng đồng của trẻ bằng cách làm việc với trẻ em và cộng đồng nơi trẻ sẽ sống; (m) Bảo đảm chắc chắn những ngƣời chăm sóc trẻ là những ngƣời đƣợc đào tạo, có kinh nghiệm và các kỹ năng, hiểu biết của họ đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)