Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị cắt trĩ bằng sóng cao tần và dao siêu âm (Trang 38 - 45)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến cứu .

2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm chung

- Tuổi: < 20, 20 - 40, 41 - 60 và > 60 tuổi - Giới: Nam và nữ

- Nghề nghiệp: Lao động chân tay và lao động trí óc - Địa dư: Thành thị và nông thôn

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

2.2.3.1. Nghiên cứu thời gian mắc bệnh

Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện: gồm - Dưới 1 năm

- Từ 1 năm đến 5 năm - Từ 6 năm đến 10 năm

- Trên 10 năm

2.2.3.2. Nghiên cứu tiền sử điều trị bệnh trĩ

- Không điều trị - Điều trị đông y - Tiêm xơ

- Phẫu thuật

2.2.3.3. Nghiên cứu các yếu tố bệnh nguyên

- Sau những đợt táo bón hay tiêu chảy. - Phụ nữ tiền sử sinh đẻ nhiều lần.

- Tiền sử gia đình: có người trong gia đình bị bệnh trĩ.

2.2.3.4. Nghiên cứu lý do vào viện

- Đại tiện ra máu - Đại tiện sa trĩ

- Đại tiện ra máu kèm sa trĩ - Đau rát hậu môn khi đại tiện

2.2.3.5. Nghiên cứu mức độ chảy máu:chia làm 2 mức độ theo Parker [64] - Chảy máu ít: Vài giọt theo phân hay phát hiện tình cờ có máu dính giấy vệ sinh, xuất hiện 1 hay 2 đợt.

- Chảy máu nhiều: Khi đại tiện chảy máu thành tia đỏ tươi, có bệnh nhân máu chảy như phụ nữ hành kinh, máu chảy kèm với trĩ sa làm ướt cả quần lót hoặc một số bệnh nhân đến viện chảy máu phải cấp cứu.

2.2.3.6. Vị trí các búi trĩ: nghiên cứu các vị trí theo Lohsiriwat [59] - Trái ngang: 3 giờ

- Phải sau: 7 giờ - Phải trước: 11 giờ

2.2.3.7. Phân độ trĩ trước mổ

- Độ I: Trĩ xuất hiện trong lòng hậu môn.

- Độ II: Trĩ sa ra ngoài khi bệnh nhân đại tiện và tự thụt vào.

- Độ III: Trĩ sa ra ngoài khi bệnh nhân đại tiện và phải dùng tay đẩy búi trĩ vào hậu môn.

- Độ IV: Trĩ sa ra ngoài thường xuyên.

2.2.3.8. Phân loại trĩ trước mổ: theo Fischer [35]:

- Trĩ búi: Các búi trĩ nằm cách biệt nhau và riêng rẽ - Trĩ hỗn hợp: Gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại

- Trĩ vòng: Các búi trĩ liên kết với nhau thành một vòng tròn bao quanh lỗ hậu môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng

2.2.4.1. Xét nghiệm máu

- Nhóm máu

- Số lượng hồng cầu - Hemoglobin

- Hematocrit

Xác định mức độ thiếu máu để truyền máu trước mổ.

2.2.4.2. Nội soi đại - trực tràng

Giúp xác định bệnh trĩ và ở bệnh nhân lớn tuổi có đại tiện ra máu mà nghi ngờ có bệnh lý đại trực tràng phối hợp, đặc biệt giúp loại trừ các thương tổn ung thư đại- trực tràng [29[,[36].

2.2.5. Tiến hành nghiên cứu

2.2.5.1. Phương tiện nghiên cứu

- Máy cắt trĩ bằng sóng cao tần ZZIID (Trung quốc). - Dao siêu âm của hãng Ethicon Endo Surgery (Mỹ)

2.2.5.2. Phẫu thuật trĩ bằng sóng cao tần

- Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

+ Bệnh nhân được khám lâm sàng và giải thích đầy đủ trước phẫu thuật. + Vệ sinh toàn thân và tầng sinh môn.

+ Kháng sinh trước mổ 30 phút, nhóm Cephalosporine thế hệ III 1gram, tiêm tĩnh mạch.

- Vô cảm: Bệnh nhân được tê tủy sống.

- Máy phẫu thuật bằng sóng cao tần ZZIID của công ty DALISHEN Trung quốc, điện áp nguồn: AC 220V, tần số: 50Hz, công suất tiêu thụ: 300VA, chế độ hoạt động: ngắt quãng, dừng máy: 30giây, tần số hoạt động của bộ phận cao tần: 1.2MHz ± 0,3 MHz.

- Dao điện sóng cao tần, kẹp cầm máu cao tần không bị dính và kẹp đông ngưng sóng cao tần.

- Các loại kẹp thông thường: Allis, forceps, dụng cụ banh hậu môn…

- Kỹ thuật phẫu thuật bằng sóng cao tần:

+ Nong hậu môn bằng tay có bôi trơn bằng Vaselin. + Dùng Speculum để kiểm tra các búi trĩ.

Hình 2.2. Máy và dụng cụ phẫu thuật bằng sóng cao tần ZZ IID + Tiến hành bộc lộ các búi trĩ rồi nâng lên.

+ Dùng dụng cụ phẫu thuật kẹp, phẫu tích búi trĩ theo phương pháp Milligan-Morgan sử dụng dao và kẹp cầm máu cao tần rồi tiến hành đông ngưng búi trĩ bằng kẹp đông ngưng với tần số 0,8 - 1,2 Mhz.

+ Thời gian một lần đông búi trĩ khoảng từ 3 - 5 giây, đến khi nào máy phát tín hiệu báo động đã ngưng thì dừng lại. Lặp lại lần thứ hai gần chỗ đông khô lần một.

+ Đối với búi trĩ tương đối lớn có thể kẹp theo hai phía đối diện sao cho kẹp lấy hết búi trĩ.

+ Nếu có chảy máu thì dùng dụng cụ cầm máu sử dụng cao tần để cầm máu.

+ Kẹp cắt các búi trĩ bằng sóng cao tần phải đảm bảo để lại các cầu da- niêm mạc giữa các búi trĩ.

+ Kiểm tra lại, cầm máu kỹ, đặt gạc nhỏ tẩm Vaseline và Betadine, rút bỏ sau 24 giờ.

+ Kết thúc cuộc phẫu thuật, ghi lại thời gian phẫu thuật.

2.2.5.3. Phẫu thuật trĩ bằng dao siêu âm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật và vô cảm giống như phẫu thuật bằng sóng cao tần.

- Trang thiết bị:

+ Dao siêu âm (Harmonic Scalpel) Hiệu Ultracision của hãng Ethicon Endo Surgery (Mỹ).

+ Dao siêu âm dùng trong phẫu thuật sử dụng công nghệ siêu âm cắt xuyên qua mô đồng thời với cầm máu. Khi hoạt động, bề mặt dao rung động với tần số khoảng 55.500 Hz giúp cắt xuyên qua mô và làm biến tính các protein xung quanh đông lại, chẹn và hàn gắn các mạch máu giúp máu ngừng chảy.

+ Nhiệt độ dao siêu âm tỏa ra để làm biến tính protein 50ºC đến 100ºC, giúp tự động cắt và cầm máu, các mạch máu dưới 3mm.

+ Không sử dụng nguồn điện truyền vào cơ thể bệnh nhân.

- Các loại kẹp thông thường: Allis, forceps, dụng cụ banh hậu môn để bộc lộ rõ các búi trĩ…

Hình 2.3. Dao siêu âm dùng trong phẫu thuật

- Kỹ thuật phẫu thuật bằng dao siêu âm:

+ Nong hậu môn

+ Dùng Speculum bôi vaselin kiểm tra ống hậu môn và các búi trĩ. + Bộc lộ và phẫu tích búi trĩ tách khỏi lớp cơ thắt.

+ Dùng dụng cụ dao siêu âm kẹp búi trĩ, đốt búi trĩ bắng sóng siêu âm cho đến khi búi trĩ đông khô, cầm máu và đứt rời ra.

+ Nếu có chảy máu thi cầm máu bằng dao siêu âm. + Cắt các búi trĩ còn lại cũng tiến hành tương tự.

+ Kiểm tra lại, cầm máu kỹ vùng phẫu tích. Đặt gạc nhỏ tẩm Vaseline và Betadine vào hậu môn.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị cắt trĩ bằng sóng cao tần và dao siêu âm (Trang 38 - 45)