7. Bố cục của Luận án
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hướng hoàn thiện pháp luật
bảo vệ quyền của người lao động khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Đã có các công trình nghiên cứu có liên quan đến hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ. Cụ thể:
Cuốn sách “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Dung, NXB Chính trị Quốc gia, 2016. Mặc dù, nội dung chính của cuốn sách đề cập đến pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ, song khi đề
xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, nghiên cứu đã nêu ra một số giải pháp về sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật về quyền quản lý lao động của NSDLĐ trên cơ sở xem xét trong mối tương quan với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên trong QHLĐ.
Trong Luận án tiến sĩ “Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Đặng Thị Thơm đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ. Đó là, i) nội luật hóa, từng bước phê chuẩn các công ước của ILO phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam về lao động nữ; ii) nâng cao năng lực của các chủ thể trong việc thụ hưởng và bảo vệ quyền của lao động nữ; iii) cần nâng cao nhận thức về giới để từ đó có được công bằng giới trong tuyển dụng, đào tạo, đề bạt; iv) cần hướng tới việc nâng cao hoạt động lồng ghép giới trong lao động, việc làm; iv) cần phải thay thế quan niệm truyền thống về công việc, việc làm và vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, việc đưa ra những giải pháp cụ thể hơn lại chưa đề cập đến trong nghiên cứu này.
Luận án tiến sĩ “Pháp luật lao động đối với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Phụng. Theo quan điểm của tác giả, để hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực bảo vệ NLĐ cần thiết phải: i) sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo vệ việc làm; ii) quy định về bảo vệ tiền lương, thu nhập; iii) quy định về bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ; iv) về biện pháp liên kết để NLĐ tự bảo vệ; v) biện pháp bồi thường thiệt hại; vi) biện pháp xử phạt vi phạm; vii) biện pháp xét xử. Đồng thời, cần nâng cao năng lực của các chủ thể hữu quan như các tổ chức đại diện của NLĐ và cơ chế ba bên trong bảo vệ NLĐ; nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ NLĐ.
Bài viết “The Labour Rights Agenda in Free Trade Agreements” (Quyền lao động trong các hiệp định thương mại tự do) của tác giả James Harrison - The Journal of World Investement & Trade (10/2019). Với việc phân tích, làm sáng tỏ ý nghĩa của các điều khoản lao động trong các FTA trong những năm gần đây, nghiên cứu đã đánh giá một hình thức thực nghiệm tương đối mới về hiệu quả của các điều khoản lao động giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Từ đó, nhằm xác định những khác biệt giữa pháp luật của các bên. Một mặt, gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách trong việc đánh giá tầm quan trọng của của các điều khoản về các quyền cơ bản trong lao động ở FTA. Mặt khác, đánh giá được thực trạng của vấn đề này cũng như những nỗ lực cải cách ở cả hai bờ Đại Tây Dương trong việc khắc phục những những bất đồng giữa các bên. Nghiên cứu cũng đã có những phân tích về tính hiệu quả của các chương trình nghị sự về quyền lao động trong chính sách thương mại của các quốc gia.
Bài viết “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân – Từ pháp luật đến thực tiễn và một số khuyến nghị”, tác giả Phạm Công Bảy, Tạp chí Luật học số 9/2009 cho rằng, những giải pháp đã và đang được thực hiện trước hết và chủ yếu là những giải pháp mang tính cục bộ, để giải quyết những vấn đề đặt ra cho ngành toà án như vấn đề nhân sự, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác xét xử, vấn đề năng
lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Các khuyến nghị mang tính gợi mở của tác giả, đó là: i) nhận thức về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án ở Việt Nam; ii) thiết kế các cơ chế tài phán tư pháp về lao động; iii) hoàn thiện các chế định pháp lý về QHLĐ và tiến hành thiết kế lại cả về cơ cấu và nội dung của chế định giải quyết tranh chấp lao động [112].
Trong bài viết “The Lessons of TPP and the Future of Labor Chapters in Trade Agreements” (Bài học của TPP và tương lai của các chương lao động trong các hiệp định thương mại) của tác giả Alvaro Santos - Tạp chí Institute for International Law and Justice, Đại học Oxford xuất bản 12/2018 [167], tác giả Alvaro Santos đã khái quát những nội dung trong Chương về lĩnh lao động trong các FTA trong đó có Hiệp định TPP, với những nỗ lực của các quốc gia thành viên nhằm cải thiện điều kiện làm việc ở các nước đang phát triển, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh lao động không công bằng
đối với NLĐ ở các nước phát triển. Mặc dù các nội dung thỏa thuận về lĩnh vực lao động của Hiệp định TPP đã bị các tổ chức công đoàn ở Hoa Kỳ phản đối. Theo tác giả, những cam kết về lĩnh vực lao động trong Hiệp định TPP lại là cơ hội để một số gia thành viên của Hiệp định này như Mexico, Việt Nam cải thiện và nâng cao chất lượng và điều kiện làm việc cho NLĐ. Việc đánh giá thành công hay thất bại của TPP phụ thuộc các quan điểm khác nhau.
Cuốn sách “Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoài Thu [81] lại cho rằng, để quyền con người được bảo đảm và thực thi nghiêm chỉnh trên thực tế cần phải tăng cường thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động nói riêng và các biện pháp bảo đảm quyền con người nói chung. Bên cạnh đó, trong bài viết “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện lao
động khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương” của tác giả Lê Thị Hoài Thu, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 34, số 04/2018. Theo quan điểm tác giả, nhằm tận dụng cơ hội do Hiệp định CPTPP mang lại với thực trạng các quy định pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam cần thiết phải có những giải pháp như là: i) cần rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam và các văn bản dưới luật có liên quan; ii) cần mở rộng đối tượng gia nhập và hoạt động công đoàn cho người nước ngoài tại Việt Nam; iii) cần quy định cụ thể những đối tượng không được thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước...
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật lao động nhằm thực hiện cam kết trong Hiệp định TPP về quyền tự do lập hội của người lao động” của tác giả Trần Thị Thúy Lâm, Tạp chí Luật học số 12/2016. Bằng việc phân tích các yêu cầu của Hiệp định TPP có liên quan đến các nội dung về cam kết lao động của các thành viên khi đánh giá Hiệp định TPP không đưa ra các tiêu chuẩn mới về lao động mà đó chính là các tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO và một số tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Hay trong bài viết “Quyền tự do lập hội của người lao động Việt Nam trước yêu cầu từ FTA”
của tác giả Nguyễn Anh Đức, Tạp chí Luật học số 8/2019 cũng đã phân tích về quyền tự do lập hội, hội họp của một nhóm chủ thể đặc biệt trong pháp luật là NLĐ nhằm đánh giá
những thách thức đối với Việt Nam cả về mặt đối nội và đối ngoại trong việc bảo đảm quyền của NLĐ trên cơ sở thực thi FTA. Đồng thời, làm rõ một số bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện các quyền tự do hiệp hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.