2. CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
2.3. Dòng đổ đầy cuối tâm trương: vai trò của giai đoạn nhĩ thu
Tâm nhĩ co bóp có một vai trò đáng kể trong hoạt động tâm trương của
tim [40; 68; 73...]. Có thể coi các thông số đại diện cho hoạt động này là
vận tốc nhĩ thu tối đa A, tỷ lệ E/A (một số tác giả đề nghị nên sử dụng tỷ lệ A/E để nêu bật vai trò của tâm nhĩ trong tỷ lệ này [90; 117; 149] và chúng tôi trong một báo cáo gần đây cũng đã sử dụng tỷ lệ A/E thay vì E/A [3]) và phần trăm nhĩ thu trong giai đoạn đổ đấy (PCA) [79; 120; 122; 132...]. Vận tốc sóng A, PCA ở các bệnh nhân tăng huyết áp (có hay không có phì đại thất trái) đều gia tăng một cách có ý nghĩa so với người bình thường,
Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler tim – Luận án Tiến sĩ Y học – Tác giả: TS. Tạ Mạnh Cường – http://www.cardionet.vn
ngược lại, tỷ lệ E/A giảm đi một cách có ý nghĩa đã chứng tỏ qua nghiên
cứu của chúng tôi. Đồng thời, khi phì đại thất trái thì những biến đổi này
càng trở nên nặng nề hơn và sâu sắc hơn. Sự khác nhau về tuổi đời có thể giải thích cho những biến đổi này [ 1; 3; 7; 11; 23; 58; 92; 112...], tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi đã loại bỏ sự khác biệt về tuổi bằng cách sử dụng thông số tâm trương của 76 người bình thường lấy một cách ngẫu nhiên trong số 108 người bình thường đưa vào nghiên cứu và tuổi đời của
họ không khác biệt có ý nghĩa so với tuổi đời của những bệnh nhân tăng
huyết áp. Hơn nữa chúng tôi đã tiến hành so sánh các thông số tâm trương của các bệnh nhân tăng huyết áp trên 50 tuổi với các thông số tâm trương
của người bình thường dưới 50 tuổi thì những biến đổi nói trên của dòng
nhĩ thu vẫn tồn tại một cách có ý nghĩa.
Tăng vận tốc tối đa dòng nhĩ thu và hiện tượng nhĩ trái giãn kèm theo ở
những bệnh nhân tăng huyết áp [28; 117] chứng tỏ tâm nhĩ đã thực hiện
một nhát bóp mạnh hơn (more forceful atrial kick) để cân bằng lại những khiếm khuyết của dòng đổ đầy trong giai đoạn đầu của thời kì tâm trương, đảm bảo thất trái có thể nhận được một khối lượng máu tối đa khi thời kì tâm trương kết thúc [23; 78; 102; 111; 122]. Kích thước buồng thất trái
cuối tâm trương và cung lượng tim của bệnh nhân vẫn được duy trì bình
thường là những gợi ý có sức thuyết phục của giả thuyết này [90; 112] . Người ta cho rằng trong giai đoạn đổ đầy nhanh, khối lượng máu chảy vào thất trái không trọn vẹn, thể tích máu đọng lại trong tâm nhĩ còn khá nhiều khiến cho thể tích tâm nhĩ trước khi co bóp là quá lớn so với bình thường.
Tiền gánh nhĩ (precharge atriale) tăng đã làm cho tâm nhĩ phải co bóp
mạnh hơn (theo luật Frank- Starling tâm nhĩ) để có thể đưa hết khối lượng máu nói trên xuống buồng thất vào cuối thời kì tâm trương [89; 92; 102...].
Ngược lại, mặc dù cung lượng tim cao có thể có vai trò quan trọng trong sự gia tăng thể tích dòng đổ đầy do tâm nhĩ co bóp vào cuối thời kì
tâm trương nhưng vận tốc tối đa của dòng nhĩ thu tăng có vẻ như không tỷ
lệ với mức độ tăng của cung lượng tim bởi vì người ta nhận thấy tỷ 1ệ A/E tăng (hay tỷ lệ E/A giảm) xảy ra vào cùng một thời điểm, do đó ở đây phải
Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler tim – Luận án Tiến sĩ Y học – Tác giả: TS. Tạ Mạnh Cường – http://www.cardionet.vn
có một sự phân bố lại của dòng đổ đầy thất trái vào cuối của thời kì tâm
trương. Sự gia tăng nhiều hơn vai trò của tâm nhĩ trong giai đoạn đổ đầy
như vậy đã củng cố thêm cho các ý kiến của một số tác giả mà theo đó,
dòng đổ đầy nhanh có khả năng luôn luôn bị rối loạn cho dù tỷ số h/r hoặc khối lượng cơ thất trái bình thường [90]. Thêm nữa, vận tốc dòng nhĩ thu tăng một cách riêng rẽ, không đi kèm với sự gia tăng vận tốc dòng đổ đầy
nhanh cũng đã từng được Snider thông báo khi nghiên cứu trên những trẻ
em bị tăng huyết áp mà nguyên nhân có thể do tăng cung lượng tim [dẫn theo 90]