TÓM LƯỢCCÁCH TRÌNH PHÁP

Một phần của tài liệu KINH-GIOI-HANH_2 (Trang 152 - 159)

Hòa Thượng Pandita

1. Tất cả những gì diễn ra trong thời gian hành thiền đều phải được diễn tả tuần tự như sau:

a) Ðối tượng xuất hiện b) Ghi nhận

c) Quán sát

Hãy trình bày các diễn biến tuần tự trước sau, khởi đầu là đề mục chính, đó là chuyển động phồng xẹp của bụng.

Chẳng hạn như: Khi bụng phồng lên. "Tôi ghi nhận: phồng và quán sát sự căng thẳng, sức ép và sự rung chuyển..”. Khi bụng xẹp xuống. "Tôi ghi nhận: xẹp và quán sát sự dãn ra, sự bẹp xuống, sự căng cứng giảm dần”.

2. Diễn tả cho biết: bạn đã nhận biết ngay tức khắc đề mục và đã quán sát liên tục đề mục như thế nào?

Chẳng hạn như: "Tôi chỉ nhận biết sự phồng xẹp sau khi chúng đã đi và tôi chỉ nhận biết độ một hay hai phồng xẹp thì bị phóng tâm" hoặc "tôi nhận biết được đề mục ngay khi chúng xảy ra và tôi có thể quán sát liên tục từ hai mươi đến ba mươi phồng xẹp rồi tâm phóng đi nơi khác”.

Cần phải diễn tả đề mục chính một cách rõ ràng, đơn giản, chính xác và đầy đủ chi tiết. Sau khi đã trình bày đầy đủ đề mục chính, bạn mới trình bày đề mục phụ mà bạn đã ghi nhận và hiểu biết rõ ràng trong lúc ngồi thiền.

3. Diễn tả đề mục phụ mà bạn đã quán sát, ghi nhận và hiểu biết một cách rõ ràng.

Chẳng hạn như: Cảm giác trên cơ thể: đau, ngứa,... Sự suy nghĩ, liên tưởng, ý kiến, dự tính, hồi tưởng, nhớ chuyện đã qua... hoặc các trạng thái của tâm: giận, buồn, hoan hỉ, vui vẻ, thoải mái, tự hào...

a) Ðề mục xuất hiện: "Ðau nơi đầu gối..”.

page 153

c) Bạn quán sát cái gì? "Tôi quán sát sự đau nhói"

d) Ðề mục diễn ra như thế nào? "Ðau nhói chuyển sang đau cứng" e) Tiếp đó bạn làm gì? "Tôi ghi nhận: cứng, cứng"

f) Bạn quán sát gì? "Tôi quán sát sự cứng đang rung chậm

g) Rồi chuyện gì diễn ra? "Khi tôi ghi nhận thì sự đau cứng giảm dần" h) Tiếp đó bạn làm gì? "Tôi trở về với chuyển động phồng xẹp của bụng"

i) Khi tâm rời khỏi đề mục "Thoạt đầu tôi không nhận biết để ghi nhận, nhưng khi tôi nhận biết mình đang phóng tâm tôi liền ghi nhận phóng tâm. Rồi thì sự phóng tâm biến mất, tôi bèn trở về với chuyển động phồng xẹp của bụng"

Bạn phải trình bày toàn thể tiến trình của mỗi đề mục phụ.

4. Sau khi trình bày về việc ngồi thiền bạn phải trình với thiền sư về việc đi kinh hành. Trước tiên phải diễn tả đề mục chính của sự đi: giở, bước, đạp.

Chẳng hạn như:

Trong khi đi, lúc chân giở lên tôi ghi nhận giở, và quán sát như thế này, thế này...

Trong khi bước, tôi ghi nhận bước, và quán sát như thế này, thế này...

Trong khi đạp chân xuống, tôi ghi nhận đạp, và quán sát như thế này, thế này... Tôi theo dõi và ghi nhận liên tục từ mười đến mười lăm phút thì tâm bị phóng đi. Hoặc là: Tôi bị phóng tâm bởi hình ảnh hay tiếng động

Bạn phải trình bày toàn thể tiến trình của mỗi đề mục phụ trong khi đi: a) Khi bị phóng tâm, tôi ghi nhận được ngay.

b) Khi ghi nhận phóng tâm, thì sự suy nghĩ biến mất dần và c) biến mất. Tôi bèn quán sát giở, bước đạp trở lại.

Cách trình bày những kinh nghiệm trong lúc hành thiền này giúp ích rất nhiều cho thiền sinh. Nó hướng tâm thiền sinh theo dõi khắn khít trên các diễn biến của thân-tâm.

bày với thiền sư dầu đó là trạng thái hoan hỉ của tâm định, những cảm xúc, cảm giác khó chịu, hay những chướng ngại to lớn đi nữa. Lợi ích lớn lao nhất của lối trình pháp này là giúp bạn chú tâm trực tiếp trên những diễn biến trong lúc hành thiền chứ không để tâm lạc khỏi đề mục, suy nghĩ đến những gì đang xảy ra. Phương pháp này giúp cho việc trình pháp được dễ dàng, giúp cho chánh niệm mạnh mẽ và khiến thiền sinh có sự hiểu biết rõ ràng chính xác trong lúc hành thiền.

page 155

Bài Vè Minh Sát Sư Khánh Hỷ

Tưởng đâu đời chỉ màu hồng

Ai ngờ rằng cõi hồng trần đảo điên. Nếu không tinh tấn cần chuyên

Nếu không chánh niệm ưu phiền đến ngay. Chú tâm vào chỗ bụng này

Thấy phồng thấy xẹp, thấy hoài chuyển rung.

Khi căng, khi kéo, khi chùng

Khi sâu, khi cạn, hãy ung dung nhìn Dầu tâm phóng túng, mông lung Cũng đừng lo lắng, cứ ung dung nhìn Chóng chày tâm sẽ nằm im

Không còn vọng động, chẳng tìm chỗ đi. Dầu tâm lo lắng, sầu bi

Ghét ghen, hoan hỉ cũng thì nhìn thôi Chẳng cần toan tính lôi thôi

Chẳng cần lo sợ bồi hồi phân vân Sáng suốt chánh niệm chuyên cần Hết còn thắc mắc phân vân nữa rồi Tâm trú đề mục chẳng rời

Khổ đau hạnh phúc đến rồi lại đi Tấm thân huyễn hóa ra gì

Đất, Nước, Gió, Lửa chuyển di thất thường Giữ tâm chánh niệm luôn luôn

Nằm ngồi co duỗi thung dung

Thấy, nghe, rờ, đụng cũng đừng có quên Chú tâm chánh niệm lâu bền

Thấy rõ Tứ Đại tạo nên thân này Thân ta chấp giữ lâu nay

Chỉ là giả hợp đổi thay không bền

Đất là sự cứng sự mềm

Nước là dính hút, kết liên, chảy dài Gió là chuyển động trong ngoài Lửa ấy nhiệt độ nhớ hoài chớ quên Khi đi: nặng, nhẹ, cứng, mềm

Chú tâm giở đạp xuống lên thang lầu Chuyên cần chánh niệm dài lâu

An vui tĩnh lặng hết sầu hết đau Cúi khom, ngó trước, ngó sau

Nấu cơm, quét dọn, chùi lau, đợi chờ Chú tâm chánh niệm bây giờ

Chớ nên dãi đãi đợi chờ ngày mai Đừng suy nghĩ đến tương lai Quá khứ đã mất đoái hoài làm chi Dù cho đề mục là gì

Cũng có đặc tính đến đi "vô thường" Cứng, tê, đau, nhức sự thường

Đến đi mặc chúng, ghét thương làm gì Đừng mong khổ thọ tan đi

page 157

Mong là tham ái đó mà

Người còn tham ái khó ra luân hồi Cũng đừng chống cự lôi thôi

Cảm giác vui, khổ đến rồi lại đi Chống cự đàn áp ích gì

Sân tâm phát khởi lại đi luân hồi. Muốn mau ra khỏi luân hồi

Diệt sạch nguồn gốc luân hồi "ta, tôi" Do còn tư tưởng "ta, tôi"

Tà kiến phát khởi luân hồi triền miên Khổ thọ đến, chánh niệm liền

Khách quan quán sát triền miên không ngừng Lạc thọ đến cũng chẳng mừng

An nhiên ghi nhớ tâm đừng lung lay Âm thanh tốt xấu ghi ngay

Không thương, không ghét từ rày rảnh tai Quán thân, quán thọ từ nay

Quán tâm, quán pháp cả ngày lẫn đêm Ngoại trừ giờ ngủ mỗi đêm

Giảm giờ giải trí, tăng thêm giờ thiền Đi đâu cũng đem theo thiền

Chánh niệm, sáng suốt dính liền cùng ta Tham sân có đến la cà

Cũng đừng sợ hãi tránh xa làm gì Tham sân đến rồi lại đi

Chú tâm chánh niệm một hồi Bất an, hối hận cũng thời ra đi Khi tâm khởi sự hoài nghi

Tinh tấn chánh niệm hoài nghi sẽ rời Dã dượi, buồn ngủ đến rồi

Nghĩ đến ánh sáng một hồi sẽ hay

Đứng thẳng dậy, xoa chân tay

Nếu không hết ngủ, rời ngay phòng thiền Kinh hành lui tới liên miên

Nếu không hết ngủ, ta thời đi lui Đi lui, buồn ngủ chẳng lùi

Kéo tai, rửa mặt, nghĩ vui, đừng sầu Quyết tâm chánh niệm bền lâu

Phiền não dứt sạch, hết sầu hết đau Tinh tấn là pháp đứng đầu

Chánh niệm, chánh định thật sâu, thật bền Chuyên cần tu tập ngày đêm

page 159

MỤC LỤC

BẢN KINH CHÍNH ... 1

GIẢIN THÍCH KINH ... 5

TIN VÀ BIẾT ... 86

SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH NIỆM ... 93

HƯỚNG DẪN HÀNH THIỀN ... 105

THỰC HÀNH THIỀN THA THỨ VÀ TỪ ÁI ... 110

PHỤ LỤC ... 119

THỰC TẬP THIỀN QUÁN ... 119

BỔ TÚC VỀ KINH HÀNH ... 137

HƯỚNG DẪN TRÌNH PHÁP ... 139

Một phần của tài liệu KINH-GIOI-HANH_2 (Trang 152 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)