Sự dao động số lượng (sự biến động số lượng) và nguyên nhân của sự biến động số lượng cá thể của

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 - QUẦN THỂ SINH VẬT ppsx (Trang 33 - 35)

• Trong thực tế, không có bất kỳ quần thể sinh vật nào có sự tăng trưởng số lượng theo dạng đường cong J

4.4.Sự dao động số lượng (sự biến động số lượng) và nguyên nhân của sự biến động số lượng cá thể của

nguyên nhân của sự biến động số lượng cá thể của

quần thể.

4.4.1 Sự dao động số lượng của quần thể

• Khi quần thể hoàn thành sự tăng trưởng số lượng của

mình tức là khi b = d hay khi r tiến đến 0 một cách ổn định thì số lượng quần thể có khuynh hướng dao động quanh một giá trị trung bình. Thông thường, sự dao động được gây ra bởi những biến đổi của điều kiện môi trường theo chu kỳ hoặc có thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên, một số

quần thể sự dao động xảy ra rất đều (chuẩn) đến mức có thể coi chúng như những dạng tuần hoàn.

• Sự dao động số lượng của quần thể mà G.V. Nikolski (1974) đã chỉ ra, như 1 “tiêu điểm sinh thái”, ở đó phản ánh tất cả những đặc trưng sinh học cơ bản của quần thể.

• G.V. Nikolski (1961, 1974), khi nghiên cứu về sự điều chỉnh số lượng ở các quần thể cá đã cho rằng, nếu điều kiện môi trường suy giảm, nhất là mức độ đảm bảo thức ăn, thì trong quần thể xảy ra:

• + Biến dị kích thước của các cá thể, tức là một bộ phận cá thể tăng trưởng bình thường, bộ phận còn lại chậm lớn, có khi còn hình thành dạng còi. Hiệu quả trước hết là giảm cạnh tranh thức ăn trong nội bộ loài.

• + Do phân ly về kích thước mà tuổi bước vào sinh sản lần đầu được mở rộng, tức là bộ phận có kích thước nhỏ sẽ tham gia vào đàn đẻ trứng muộn hơn, làm giảm số trứng đẻ ra trong cùng thế hệ.

• + Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối cũng giảm ở những cá thể tham gia vào đàn sinh sản, nhất là ở nhóm tuổi cao.

• + Chất lượng sản phẩm sinh dục thấp, khả năng thụ tinh kém, tỷ lệ trứng ung (thối) cao, sức sống của con non thấp.

• + Tăng mức tử vong của con non và những cá thể trưởng thành gầy yếu, già do bị ăn vật dữ ăn dần dần....

• Trong quá trình điều chỉnh số lượng của quần thể, mật độ của chính quần thể có vai trò cực kỳ quan trọng như một “tín hiệu sinh học” thông báo cho quần thể “biết” phải phản ứng như thế nào trước biến đổi của các yếu tố môi trường.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 - QUẦN THỂ SINH VẬT ppsx (Trang 33 - 35)