Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ

Một phần của tài liệu nghệ thuật học đại cương (Trang 89 - 90)

Như đã trình bày ở trên, giáo dục thẩm mỹ trước tiên theo nghĩa hẹp, đó là giáo dục quy về cái đẹp: giáo dục cho con người biết thụ cảm, đánh giá và sáng tạo cái đẹp. Còn theo nghĩa rộng đó là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất người theo quy luật của cái đẹp. Giáo dục thẩm mỹ tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, nó đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ.

Giáo dục thẩm mỹ bao giờ cũng nhằm làm hình thành một chủ thể thẩm mỹ biết hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng đều

hướng tới làm cho con người phát triển phong phú và hài hòa và làm cho văn hóa thẩm mỹ được xác lập trong các quan hệ xã hội.

Giáo dục thẩm mỹ với chức năng mục đích: thứ nhất, tạo lập sự định hướng giá trị thẩm mỹ cho nhân cách; Thứ hai, phát triển năng lực sáng tạo thẩm mỹ cho nhân cách ấy. Với chức năng và mục đích như vậy, đòi hỏi phải có hình thức giáo dục thẩm mỹ cho phù hợp.

Và hình thức giáo dục thẩm mỹ hữu hiệu nhất, nhẹ nhàng mà sâu sắc, tinh tế mà mạnh mẽ nhất đó là sử dụng phương tiện nghệ thuật. Không giống như những hình thức giáo dục khác như bằng luân lý, đạo đức học, bằng chính trị, bằng hành chính… nghệ thuật trực tiếp tác động vào tình cảm, cảm xúc con người vì vậy việc giáo dục, cải tạo con người theo phương hướng sử dụng nghệ thuật sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu nghệ thuật học đại cương (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w