Quá trình tổ chức thực thi Luật An toàn thông tin của chính quyền tỉnh là một quá trình liên tục bao gồm có các giai đoạn chính được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1:
Chuẩn bị triển khai chính sách
a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi b. Lập các kế hoạch triển khai
c. Ra các văn bản hướng dẫn Giai đoạn 2: Chỉ đạo thực hiện chính sách a. Truyền thông chính sách b. Thực thi các kế hoạch c. Vận hành các ngân sách
d. Phối hợp các cơ quan ban ngành e. Đàm phán và giải quyết xung đột
f. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Giai đoạn 3: Kiểm soát sự thực
hiện chính sách
a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi b. Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện c. Điều chỉnh chính sách
d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Sơ đồ 1.1: Các quá trình tổ chức thực thi chính sách
(Nguồn: Giáo trình Chính sách kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội, năm 2011) 1.2.2.1. Chuẩn bị triển khai Luật An toàn thông tin mạng
Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách
14
a. Xây dựng chủ trương thực hiện và cơ cấu bộ máy
- Chính quyền tỉnh quản lý chung về mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội.
- UBND tỉnh giao SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; CNTT; điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tin đối ngoại; bản tin thông tấn; thông tin cơ sở; hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng; Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên sâu về an toàn thông tin mạng trên địa bàn tình. Là cơ quan Thường trực của các Ban chỉ đạo CQĐT tỉnh, Tổ ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Yên Bái...
- Công an tỉnh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện quản lý các hệ thống thông tin thuộc Công an tỉnh.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức thực hiện công tác quân sự tỉnh, quốc phòng toàn dân ở tỉnh. Quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Quản lý về an toàn thông tin mạng thuộc lĩnh vực quân sự.
- sở Nội vụ quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số
lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và công tác thanh niên. Có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã về kiến thức an toàn thông tin mạng.
- Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong các cơ sở giáo dục.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội. Có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Sở Tài chính quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
16
- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý an toàn thông tin mạng của mình và phối hợp với SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng. Chính quyền địa phương cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng ở địa phương.
- UBND tỉnh thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoặc giao SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG kiểm tra, giám sát, báo cáo việc tổ chức thực hiện chính sách trên.
b. Lập các kế hoạch triển khai
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ xây dựng các Kế hoạch, chương trình hành động... để đưa chính sách vào thực tế. Tức là xây dựng các phương hướng, mục tiêu cụ thể và các biện pháp tổ chức thực hiện các nội dung trên. Trong đó phải xác định rõ thời gian triển khai, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, danh mục các công việc cần phải thực hiện, việc phân bổ và sử dụng nguồn lực để thực hiện từng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
c. Xây dựng các văn bản hướng dẫn
- SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG thực hiện ban hành hoặc xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn...về an toàn thông tin mạng như: Tổ chức thực hiện tuyên truyền trên địa bàn tỉnh về An toàn thông tin; đánh giá về an toàn thông tin mạng; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có nhiệm vụ ban hành hoặc xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn thuộc lĩnh vực quản lý; Công an tỉnh xây dựng hoặc trình UBND tỉnh ban hành thực hiện các nội dung về bảo vệ bí mật nhà nước, phòng, chống tội phạm mạng, lợi dụng mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; hệ thống thông tin thuộc Công an tỉnh quản lý; triển
khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra tội phạm mạng và hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; Sở Nội vụ có trách nhiệm ban hành các kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sở Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng theo ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
1.2.2.2. Chỉ đạo thực thi Luật An toàn thông tin mạng
a. Truyền thông và tư vấn
Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách cần vận hành hệ thống truyền thông, tư vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, giúp cho mọi người biết về chính sách, hiểu về chính sách, chấp nhận thực hiện chính sách, từ đó mà ủng hộ và thực hiện chính sách một cách tự nguyện. Để các chính sách An toàn thông tin mạng được thực thi đạt hiệu lực, hiệu quả cao, các cấp chính quyền cần làm những việc như sau:
- Tổ chức hội nghị phổ biến luật an toàn thông tin mạng tại tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó phổ biến nội dung chủ yếu của luật an toàn thông tin mạng.
18
điện tử, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, các diễn đàn trao đổi, thảo luận, tờ rơi...
- Đưa nội dung lồng ghép vào trong các buổi hội nghị, hội thảo
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực thi Luật An toàn thông tin mạng.
b. Triển khai các kế hoạch
Để các chính sách triển khai thành công thì các đối tượng tổ chức thực thi sẽ thực hiện các kế hoạch đã được lập như: kế hoạch về tài chính, nguồn nhân lực, kế hoạch tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, kế hoạch hoàn thiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng...
c. Vận hành các ngân sách
UBND tỉnh sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư khác để bố trí cho các nhiệm vụ triển khai an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh như: Chi xây dựng mới, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phần mềm lớn. Nguồn chi thường xuyên hành chính sự nghiệp hàng năm được sử dụng cho các nội dung chi: Chi mua sắm, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và phần mềm; Chi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa; chi quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT; Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Chi phụ cấp ưu đãi; Chi hội thảo, hội thi...
Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị; hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh; tổ chức thẩm tra quyết toán dự án...
d. Phối hợp các bên có liên quan
UBND tỉnh quản lý nhà nước chung về mọi lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng; Các cơ quan, đơn vị có
liên quan như Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, sở Nội vụ, sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sở Tài chính và các sở, ban, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý an toàn thông tin mạng của ngành mình và phối hợp với SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng đối với lĩnh vực mình phụ trách.
e. Đàm phán và giải quyết xung đột
Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban hàng tháng, hàng quý, các cuộc họp đột xuất với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Thông qua các cuộc họp này, các cơ quan, đơn vị có điều kiện để trao đổi thông tin với nhau, trình bày những khó khăn, vướng mắc, thuận lợi khi triển khai các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Qua các cuộc họp này UBND tỉnh, SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG sẽ xem xét và có thể điều chỉnh lại một số nội dung triển khai sao cho phù hợp với thực tế.
f. Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ Không có.
1.2.2.3. Kiểm soát sự thực hiện Luật An toàn thông tin mạng
a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
- Tổ chức thực thi Luật An toàn thông tin mạng là quá trình phức tạp, đa đạng và tác động tới lợi ích của tất cả các bên có liên quan do đó các cơ quan, đơn vị cần có hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt các vướng mắc để kịp thời giải quyết. Thông tin có thể thu thập được qua công tác báo cáo năm, quý, tháng của các cơ quan, đơn vị các cấp trong tỉnh; các báo cáo đánh giá của tổ chức tư vấn chính sách, qua công tác thanh tra, kiểm tra hoặc cơ quan cấp trên, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh hoặc trong phạm vi cả nước.
20
- Thông qua các hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi Luật An toàn thông tin mạng ở các cấp trên địa bàn tỉnh; qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan pháp luật, hành chính; giám sát của các cơ quan cấp trên đối với quá trình kiểm tra chính sách; các cơ quan kiểm sát và toàn án...
b. Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện
Luật an toàn thông tin mạng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin mạng, chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ thực hiện giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh đã được tốt hay chưa, hiệu quả ra sao bằng các hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước...
c. Điều chỉnh chính sách
- Việc điều chỉnh chính sách có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực thi chính sách nhằm sửa chữa các sai lệch. Tuy nhiên đối với chính quyền cấp tỉnh không thể tự điều chỉnh được Luật An toàn thông tin mạng mà chỉ có thể đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Hàng năm, thông qua các cuộc họp sơ kết, tổng kết năm và các cuộc họp thường kỳ của các Ban chỉ đạo tỉnh. Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh báo cáo việc triển khai các nội dung trong kế hoạch, tiến độ triển khai, kinh phí triển khai những khó khăn, hạn chế và giải pháp tháo gỡ khi triển khai Luật An toàn thông tin mạng. Đối với những nội dung cần phải điều chỉnh, thay đổi thì tùy vào chức năng, quyền hạn thì kiến nghị, đề xuất lên các cấp có thẩm quyền xem xét.