Tái chế dung môi thả

Một phần của tài liệu Mẫu lập dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

6.3.2.Tái chế dung môi thả

Hình: Quy trình tái chế dung môi

- Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu của dây chuyền là loại dung môi phế thải gồm: các loại dung môi halogen (dichloromethane, carbon - tetrachloride, trichlorofluoromethane, tetrachloroethylene, trichloroethylene, 1,1,1 - trichloroethane, 1,1,2 - trichloro - 1,2,2 - trifluoroethane, chlorobenzene và 1,2 - dichlorobenzene,…); các dung môi hydrocarbon (benzene, xylene, ethylbenzene,…) và các alkane dạng lỏng và một số loại khác (aceton, methylisobutyl cetone, cyclohexanone, methanol, n-butyl alcohol, isobutanol, pyridine, carbon sisulfide, 2-nitropropane, diethyl ether và 2- ethoxyethanol,…) được lưu trữ trong các thùng phuy, để trong kho chứa dung môi, cách xa nguồn nhiệt.

Dung môi phế thải từ thùng chứa được bơm lên thiết bị chưng cất. Tại đây, dung môi được gia nhiệt bằng điện. Các dung môi có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi. Mỗi loại dung môi khác nhau có nhiệt độ bay hơi không giống nhau, do đó phải khống chế nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ bay hơi của dung môi cần tách bằng hệ điều khiển nhiệt độ tự động. Hệ thống có gắn nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ làm việc của thiết bị. Cụ thể nhiệt độ sôi của một số loại dung môi được trình bày trong Bảng dưới:

Bảng: Nhiệt độ sôi của một số loại dung môi hữu cơ

Ở nhiệt độ bay hơi, dung môi sẽ hoá hơi bay lên cột ngăn cách bay hơi rồi đi qua thiết bị ngưng tụ, nước lạnh đi ở phía ngoài ống dẫn hơi, hấp thu nhiệt từ hơi dung môi và nóng lên. Hơi dung môi mất nhiệt và ngưng tụ thành giọt lỏng xuống thiết bị phân tách. Hỗn hợp thu được trong phễu là dung môi và nước. Để một thời gian cho hỗn hợp ổn định sẽ hình thành sự phân lớp giữa dung môi và nước. Sau đó mở khóa tháo nước ra. Còn dung môi được thu hồi sử dụng cho những mục đích khác nhau.

Phần cặn sau chưng cất nằm dưới đáy thiết bị chưng cất sẽ được lấy ra định kỳ chứa vào thùng chứa. Cặn có thành phần chủ yếu là keo hữu cơ được xử lý

bằng phương pháp đốt tiêu hủy. Cặn dung môi tích luỹ trong thùng chứa phế thải đến khi đầy thùng đưa đi tiêu hủy. Tổng khối lượng cặn thông thường chiếm 5% lượng ban đầu.

Dây chuyền thu hồi dung môi theo công nghệ như đã trình bày ở trên hầu như không phát sinh thành phần khí thải độc hại nào. Tuy nhiên để an toàn trong trường hợp gia nhiệt hơi dung môi rò rỉ ra bên ngoài nên cần bố trí chụp hút, quạt hút cưỡng bức và đường ống để dẫn phần khí thải phát sinh (nếu có) sang dây chuyền xử lý khí thải để xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.

Một phần của tài liệu Mẫu lập dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp (Trang 38 - 40)