I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm)
Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những người đồng đội trong thời chiến.
Câu 2 (1 điểm):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen (có ai ngờ!), (thương thương quá đi thôi!) nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Câu 3 (1,5 điểm):
Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà người chiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước có chiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.
II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Dàn ý trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).
2. Thân bài a. Giải thích
Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến. d. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5 điểm)
Dàn ý Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và khổ thơ thứ 3 của bài thơ. 2. Thân bài
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu mắt giữ oai hùm.”
Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt. Chính màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.
“giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
“mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng, gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu của mình. Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quê nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ nhung. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.
Họ là những người lính trẻ tuổi, cuộc đời còn dài tuy nhiên họ đã quyết định ra đi, hi sinh tương lai, tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.
“Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Khi người chiến sĩ hi sinh, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chôn cất nhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào → thể hiện sự tôn vinh.
Sự ra đi đó làm cả núi sông, đất trời lên tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời thể hiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác của kẻ thù.
→ Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp của người lính đáng tự hào, tôn vinh. Họ mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng, hào hùng, lẫm liệt.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghi luận.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT …
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang)
--- I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Trường Sơn Đông, Trường SơnTây – Phạm Tiến Duật) Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi :
a/ Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào?Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ. b/ Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì ?
c/ “Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với
câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?
II.LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
---HẾT--- ĐỀ SỐ 9 ĐỀ SỐ 9
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu a. (1 điểm)
- Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại thơ tự do, xen kẽ các câu 7 chữ và 8 chữ. - Đoạn thơ có giọng điệu tự nhiên như lời chuyện trò, tâm tình thân mật của tác giả với người yêu ở nơi xa. Đây là ngôn ngữ thơ ca bước ra đời sống, từ chiến trường. Câu b (1 điểm)
. Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện hai cảm xúc chủ đạo:
- Sự thích thú, yêu mến những vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trên con đường ra trận. - Nỗi nhớ thương sâu lắng hướng về “em”.
Câu c. (1 điểm)
- Câu thơ có cách diễn đạt tương tự là Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.
- Hai câu thơ của Nguyễn Bính và của Phạm Tiến Duật đều nói về nỗi nhớ và đều sử
dụng các địa danh để thể hiện nỗi nhớ của mình.
- Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian. Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.
2. Thân bài
a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn - Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.
- Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:
+ Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.
- Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.
b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn - Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho các phần còn lại.
- Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm. - Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết. 3. Kết bài
Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập".
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT …
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang)
--- I.ĐỌC HIỂU (3 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại Quê hương ta tất cả vẫn còn đây Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng Hoa lục bình tím cả bờ sông
(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân) Thực hiện các yêu cầu sau:
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack Câu 1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì
của nhà thơ?
Câu 2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”,
“nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?
Câu 3. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh
liệt của quê hương?
Câu 4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của
tác giả?
Câu 5. Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế
nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?
II.LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích và làm sáng tỏ nhận định: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack
ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
Hai dòng thơ đầu có sử dụng các thành phần biệt lập: - Thành phần cảm thán: “Ôi”
- Thành phần tình thái: “Có ngờ đâu”
=> Thể hiện tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ. Câu 2. (0,5 điểm)
Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm năm xa cách.
Câu 3. (0,5 điểm)
Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa. tiếng võng đưa, những bông trang trắng những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cả bờ sông.
Câu 4. (0,5 điểm)
Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác giả.
Câu 5. (1 điểm)
- Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím” ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông]
- Tác dụng: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi và thanh bình, êm ả mà tràn đầy sức sống với màu tím triền miên, trải dài như vô tận.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
1. Mở Bài
- Bác viết văn không phải đi từ những cảm hứng ngẫu nhiên, mà văn chương của Bác luôn dõi theo bước đường cách mạng, bổ trợ cho sự nghiệp của mình. Và tiêu
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack biểu nhất trong số đó là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tự tay viết và tuyên đọc ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- Có ý kiến cho rằng: "Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục". Điều này là hoàn toàn chính xác, không có gì để chối cãi và để làm rõ điều đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua cách khía cạnh khác nhau. 2. Thân Bài
* Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập:
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền.
* Văn kiện có giá trị lịch sử vô cùng to lớn: - Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Chấm dứt hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ
- Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại trên đất nước hơn 1000 năm
- Cổ vũ và kêu gọi sự viện trợ, giúp đỡ từ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
* Bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục:
- Cơ sở pháp lý chặt chẽ: Lấy lý luận của địch để đánh lại địch, đánh tan những âm mưu và luận điệu xảo trá của chúng.
+ Trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776)
+ Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp - Cơ sở lý luận thực tiễn:
+ Về chính trị: "chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào"
+ Về kinh tế: "bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều"
=> Bác bỏ luận điệu "khai hóa" của thực dân Pháp.
+ Pháp đã bán nước ta hai lần cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm, xiềng xích của Pháp - Nhật đã khiến cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, đặc biệt trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Pháp đã chối từ đề nghị liên minh chống Nhật của ta, quay ra khủng bố khiến chúng ta tổn thất nặng nề, khi thua chạy cũng không tha cho những người tù chính trị.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack => Bác bỏ luận điệu "bảo hộ" của thực dân Pháp.
+ Để lần nữa khẳng định việc Pháp hoàn toàn không còn quyền bảo hộ ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, khẳng định hai sự thật: "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" và "Sự thật là dân ta lấy